Thái Nguyên: Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” nâng cao thu nhập cho người nông dân

Nguyễn Liên| 30/12/2021 08:12

Chiều 29-12, Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Văn phòng Điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án “Mỗi xã một sản phẩm (OCOP)” và công bố quyết định, trao giấy chứng nhận các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP tỉnh Thái Nguyên năm 2021.

a3.jpg
Thương hiệu chè Thịnh An TT Sông Cầu- Đồng Hỷ được đông đảo người tiêu dùng trong cả nước biết đến chất lượng với mô hình chè hữu cơ nông dân nơi đây.

Với những nỗ lực, cách làm sáng tạo và quyết tâm cao của các địa phương, đơn vị, qua 3 kỳ đánh giá, tỉnh Thái Nguyên đã có 129 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó có 54 sản phẩm đạt 3 sao, 73 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao), đạt 165% so với chỉ tiêu của Đề án. Riêng trong năm 2021, toàn tỉnh có 53 sản phẩm được công nhận đạt OCOP.

Thông qua Chương trình OCOP đã tạo nên những tín hiệu tích cực, trở thành động lực để phát triển kinh tế vùng nông thôn. Giá trị kinh tế của các sản phẩm tăng 20% trở lên, doanh số bán hàng tăng từ 20-50%. Chuỗi liên kết giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm được hình thành khép kín, quy mô vùng nguyên liệu được mở rộng, chuẩn hoá về quy trình chăm sóc, đạt tiêu chuẩn quốc gia và hướng tới xuất khẩu, khả năng hội nhập toàn cầu được đánh giá có tiềm năng rất lớn…

Tỉnh Thái Nguyên đề ra mục tiêu đến năm 2025 có ít nhất trên 200 sản phẩm được xếp hạng sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 10 sản phẩm OCOP đạt hạng 5 sao cấp Quốc gia; triển khai thực hiện từ 5-8 mô hình Làng văn hoá du lịch.

a2-nn.jpg
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Thái Nguyên đánh giá sản phẩm ocop trên địa bàn.

Năm 2021, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cũng đã tổ chức lắp đặt 57 biển giới thiệu, quảng bá sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại một số hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có sản phẩm được xếp hạng từ 3 sao đến 5 sao. Cùng với đó, Văn phòng còn hướng dẫn các chủ thể có sản phẩm OCOP hoàn thiện quy trình sản xuất, bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, ứng dụng mã QR… để có thêm nhiều sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Trong điều kiện dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã cũng đẩy mạnh việc giới thiệu sản phẩm OCOP trên các trang thương mại điện tử, bán hàng trực tuyến.

Trong năm, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cũng đã phối hợp với các địa phương tổ chức được 9 lớp hội thảo, tập huấn cho hơn 300 cán bộ nông thôn mới các cấp cùng đại diện các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân về xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.

Ông Trần Nho Hưởng, Phó chánh Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Nguyên cho biết, vừa qua Thái Nguyên có 2 sản phẩm OCOP được Trung ương công nhận đạt tiêu chuẩn 5 sao cấp quốc gia là sản phẩm chè tôm nõn của Hợp tác xã chè Hảo Đạt và sản phẩm miến của Hợp tác xã Miến Việt Cường. Năm 2022, tỉnh Thái Nguyên phấn đấu có thêm 40 sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Theo đánh giá của người dân và các đơn vị có sản phẩm đạt chuẩn OCOP, giá trị kinh tế của sản phẩm được nâng lên từ 20% trở lên nhờ đạt tiêu chí OCOP, người tiêu dùng ưa chuộng, doanh số bán hàng tăng so với trước.

a1-nn.jpg
Tỉnh Thái Nguyên đã có 129 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên (trong đó có 54 sản phẩm đạt 3 sao, 73 sản phẩm 4 sao, 2 sản phẩm 5 sao).

Để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp, các hợp tác xã phát triển sản phẩm đạt chuẩn OCOP, Thái Nguyên đang thực hiện cơ chế hỗ trợ sản phẩm OCOP đạt 3 sao với mức 20 triệu đồng/sản phẩm, đạt 4 sao được hỗ trợ 30 triệu đồng/sản phẩm và đạt 5 sao được hỗ trợ 40 triệu đồng/sản phẩm. Bên cạnh đó, các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, tổ chức phát triển, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, đánh giá, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, siêu thị, chuối thực phẩm sạch, chợ truyền thống.

Để thúc đẩy người dân, doanh nghiệp, các hợp tác xã phát triển sản phẩm đạt chuẩn OCOP, Thái Nguyên đang thực hiện cơ chế hỗ trợ sản phẩm OCOP đạt 3 sao với mức 20 triệu đồng/sản phẩm, đạt 4 sao được hỗ trợ 30 triệu đồng/sản phẩm và đạt 5 sao được hỗ trợ 40 triệu đồng/sản phẩm. Bên cạnh đó, các cấp, ngành đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP, nhận đăng ký ý tưởng sản phẩm, tổ chức phát triển, xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, đánh giá, xây dựng thương hiệu, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, xúc tiến thương mại, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP tại các khu du lịch, siêu thị, chuối thực phẩm sạch, chợ truyền thống.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên: Đề án “Mỗi xã một sản phẩm” nâng cao thu nhập cho người nông dân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO