Xã hội

Khoảng 90% chủ xe ô tô mua các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc

Thành Nam 30/03/2023 13:23

Dự báo thị trường ô tô Việt Nam có thể đạt quy mô tiêu thụ xe mới trên dưới 1 triệu xe/năm trong giai đoạn 2025-2030. Theo tính toán, hiện có khoảng 90% chủ xe ô tô mua các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc.

Số liệu thống kê của các tổ chức như Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), TC Group (Tập đoàn Thành Công) và VinFast, tổng lượng ô tô tiêu thụ trong năm 2022 ở Việt Nam đạt hơn nửa triệu xe, chưa kể tới đóng góp doanh số của các hãng xe đơn lẻ khác như Audi, Jaguar-Land Rover, Mercedes-Benz, Subaru, Volkswagen…

nik_5883.jpg
Khoảng 90% chủ xe ô tô mua các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc. (Ảnh MH).

Tuy nhiên, doanh thu bán bảo hiểm xe lại không tăng theo sức mua bởi không phải ai cũng mặn mà với việc mua bảo hiểm xe, kể cả với sản phẩm bảo hiểm trách nhiệm bắt buộc chủ xe cơ giới lẫn bảo hiểm thân vỏ xe. Theo tính toán, hiện có khoảng 90% chủ xe ô tô, 30% chủ xe mô tô, xe máy mua các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc.

Năm 2023, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tính chung doanh số của VAMA và TC Motor tổng doanh số năm 2023 lên 369.479 xe các loại được bàn giao cho khách hàng trong cả nước. Tính trung bình mỗi tháng thị trường tiêu thụ khoảng 30.789 chiếc.

Thị trường ô tô Việt Nam được dự báo đạt quy mô tiêu thụ xe mới từ 700.000-800.000 xe/năm vào năm 2025 và hơn 1 triệu xe/năm vào năm 2030. Đây là điều kiện lý tưởng cho ngành bảo hiểm xe đột phá nếu số người tin dùng bảo hiểm xe tăng cao. Theo tôi, lẽ ra với sự bùng nổ sức mua trong các năm trước, mảng bảo hiểm xe cơ giới phải tăng ở cấp số nhân, chứ không phải cấp số cộng như hiện tại.

Số liệu từ Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) cho biết, trong năm 2022, bảo hiểm xe cơ giới đạt 18.101 tỷ đồng doanh thu, chiếm tỷ trọng 26,8% trong tổng doanh thu toàn thị trường, nhưng chỉ tăng 11,9% so với năm trước; bồi thường đạt 9.015 tỷ đồng, tỷ lệ bồi thường 49,8%.

Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm chủ xe cơ giới đạt 4.365 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,5% và tăng 10,6% so với năm trước. Doanh thu bảo hiểm xe cơ giới tự nguyện đạt 13.735 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,3% và tăng 12,4 %.

Có nhiều yếu tố khiến khách hàng chủ động tìm đến bảo hiểm, trong đó không thể không kể đến mức chi phí cao mà khách hàng phải bỏ ra để khắc phục rủi ro nếu không có bảo hiểm.

Chẳng hạn, chi phí cho việc khám chữa bệnh và điều trị y tế tại các bệnh viện ngày một tăng cao, nếu không tham gia các sản phẩm chăm sóc sức khỏe của công ty bảo hiểm thì đây sẽ là gánh nặng tài chính lớn, có thể ảnh hưởng tới quá trình cũng như hiệu quả điều trị của người bệnh, chứ chưa nói tới được điều trị, chăm sóc tại những cơ sở y tế cao cấp như Vimec, Hồng Ngọc, Thu Cúc…

Tương tự, chi phí sữa chữa xe trong xu hướng tăng dần cũng là một động lực, bên cạnh tăng chất lượng dịch vụ, góp phần tạo nên một sản phẩm bảo hiểm có giá trị. Giá trị của một sản phẩm bảo hiểm đến từ các yếu tố: Phạm vi quyền lợi bảo hiểm rộng (ít loại trừ bồi thường), chất lượng dịch vụ bồi thường tốt, tư vấn chuyên nghiệp, bao bì sản phẩm thân thiện, thái độ phục vụ chuyên nghiệp, thời gian phục vụ hậu mãi sau bán hàng kéo dài…

Trong đó, phạm vi quyền lợi bảo hiểm rộng được thể hiện qua việc có quyền lợi bảo hiểm thay thế mới không tính khấu hao, bảo hiểm gara chính hãng, bảo hiểm xe ngập nước, bảo hiểm mất cắp bộ phận, lựa chọn đại lý chính hãng sửa chữa, khấu hao tài sản sử dụng… đương nhiên có trong điều khoản chính như một quyền lợi cộng thêm, mà người tham gia bảo hiểm không phải bỏ thêm chi phí để mua thêm các gói này.

Hay với bên bán bảo hiểm, nếu chỉ bồi thường đúng và đủ thôi là chưa hoàn hảo, mà cần phải có mặt kịp thời khi sự kiện rủi ro xảy ra để hỗ trợ khách hàng, cần có những thông tin chi tiết đính kèm giấy chứng nhận bảo hiểm hướng dẫn các thủ tục đòi bảo hiểm khi không may xảy ra sự cố tai nạn…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khoảng 90% chủ xe ô tô mua các sản phẩm bảo hiểm bắt buộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO