Ngay từ đầu năm 2024, giá cà phê xuất khẩu tăng cao đạt gần 3.000 USD/tấn. Đây là mức tăng cao nhất trong vòng 30 năm qua.
Đầu năm 2024, nhiều tín hiệu tích cực đã xuất hiện trong lĩnh vực xuất khẩu cà phê. Theo đó, giá cà phê xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2024 đạt gần 3.000 USD/tấn, tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2023 và cao nhất trong vòng 30 năm qua.
Lý do khiến giá cà phê tăng cao là bởi nguồn cung ứng cà phê từ châu Á bị gián đoạn khiến cho lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường thế giới gia tăng, đẩy giá cà phê lên cao.
Nhiều nông dân kỳ vọng giá cà phê sẽ tiếp tục tăng lên mức 80.000 đồng/kg. Nhờ tính toán chi phí đầu tư vào vườn cà phê một cách hợp lý, cùng với quá trình thu hái đảm bảo nên năm nay nhiều hộ trồng cà phê lãi lớn.
Cây dừa cũng vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt trở thành cây công nghiệp chủ lực Quốc gia. Theo đó, đến năm 2030, cả nước sẽ có khoảng 195.000 đến 210.000 ha dừa. Vùng trồng dừa trọng điểm là đồng bằng sông Cửu Long, chiếm khoảng 80% diện tích.
Năm 2023, Mỹ đã cấp phép xuất khẩu dừa Việt Nam sang thị trường này. Dự kiến, năm 2024, cây dừa sẽ được Trung Quốc cấp phép xuất khẩu chính ngạch. Với lợi thế là cây không bỏ đi thứ gì, từ trái dừa, xơ dừa đến thân dừa đều có thể chế biến thành nhiều sản phẩm khác nhau, năm 2023, xuất khẩu dừa ước đạt gần 1 tỷ USD.
Cùng với đó, xuất khẩu trái cây tăng đột biến tháng đầu năm nay. Kết thúc tháng 1, xuất khẩu rau quả đạt gần 460 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với cùng kì năm ngoái.
Nhiều doanh nghiệp đã kín đơn hàng xuất khẩu cả quý I, mở ra tín hiệu tích cực cho ngành rau quả. Theo Hiệp hội rau quả Việt Nam, các mặt hàng như sầu riêng, chuối, thanh long đang được Trung Quốc mua nhiều.
Tuy nhiên, để có nguồn hàng ổn định, chất lượng, Hiệp hội khuyến cáo các doanh nghiệp cần chủ động liên kết với nông dân, hợp tác xã để hình thành các vùng trồng đạt chuẩn. Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu rau quả năm nay đạt 6,5 tỷ đô la,