WHO họp khẩn về biến chủng SARS-CoV-2 mới

Thế giới | Trâm Anh - Theo CNBC | 16:40 26/11/2021

BVCL - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã tiến hành một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về biến chủng SARS-CoV-2 mới đang có nguy cơ lan rộng.

WHO cho biết, biến chủng SARS-CoV-2 mới, được gọi là B.1.1.529, đã được phát hiện ở một số ca nhiễm tại Nam Phi.

"Chúng tôi chưa có nhiều thông tin về biến chủng này. Những gì chúng tôi biết được là biến chủng này có số lượng đột biến lớn. Điều đáng lo ngại là việc có quá nhiều đột biến có thể tác động đến cách thức hoạt động của virus" - Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, Trưởng nhóm nghiên cứu về COVID-19 của WHO, cho biết trong cuộc họp ngày 25/11.

800-1637891576637990863490.jpeg
Tiến sĩ Maria Van Kerkhove - Trưởng nhóm nghiên cứu về COVID-19 của WHO (Ảnh: AP)

WHO đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt vào ngày 26/11 để thảo luận về vấn đề này.

Theo Tiến sĩ Van Kerkhove, WHO hiện vẫn đang theo dõi biến chủng mới. Các chuyên gia của WHO sẽ xem xét để quyết định liệu B.1.1.529 được xếp vào nhóm biến chủng đáng quan tâm hay đáng lo ngại, sau đó WHO sẽ đặt tên Hy Lạp cho biến chủng này.

Việc theo dõi biến chủng mới được tiến hành trong bối cảnh các ca mắc COVID-19 trên khắp thế giới vẫn tiếp tục tăng trước kỳ nghỉ lễ. Theo báo cáo của WHO, các điểm nóng COVID-19 được ghi nhận ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là châu Âu.

Trước tình hình này, Anh tuyên bố sẽ cấm các chuyến bay từ 6 quốc gia châu Phi, bao gồm cả Nam Phi, bắt đầu từ trưa ngày 26/11. Bộ trưởng Y tế Anh Sajid Javid cho biết, Cơ quan An ninh y tế nước này đang tiến hành điều tra về một biến chủng mới.

6191-1637892206256572373278.jpg
Các nhà khoa học lo ngại về số lượng đột biến cao bất thường ở biến chủng mới (Ảnh: Alamy)

"Hiện vẫn cần thêm dữ liệu nhưng chúng tôi đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ bây giờ" - Bộ trưởng Y tế Anh Javid chia sẻ.

Theo các nhà khoa học, biến chủng B.1.1.529 được phát hiện lần đầu ở Botswana. Biến thể này có tới 32 đột biến ở protein gai. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh.

Kể từ khi xuất hiện, biến thể B.1.1.529 đã gây ra 10 ca mắc COVID-19 tại 3 quốc gia và vùng lãnh thổ gồm 3 ca ở Botswana, 6 ở Nam Phi và 1 ở Hong Kong (Trung Quốc), là người có lịch sử đi lại đến Nam Phi. 

Tiến sĩ Tom Peacock, nhà virus học tại Đại học Hoàng gia London, đã đăng thông tin chi tiết về biến chủng mới này trên một trang web chia sẻ bộ gene và nhận định: "Lượng đột biến rất cao của biến chủng cho thấy, điều này có thể thực sự đáng lo ngại". Ông nhấn mạnh, cần phải theo dõi sát biến chủng B.1.1.529 vì số lượng đột biến "khủng khiếp" của nó.

Giáo sư Ravi Gupta tại Đại học Cambridge cho biết, các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của ông đã phát hiện hai đột biến ở B.1.1.529 có thể làm tăng khả năng lây nhiễm của virus và giảm khả năng nhận biết kháng thể.

Với 32 đột biến, B.1.1.529 là biến chủng nhiều đột biến nhất từ trước đến nay của virus SARS-CoV-2.

Theo
Copy Link

(0) Bình luận
Tin nổi bật Bảo vệ công lý
Bộ Y tế đề nghị giám sát chặt người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch Marburg
BVCL - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát người nhập cảnh, đặc biệt là những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch Marburg ở khu vực châu Phi.
  • TAND huyện Thường Xuân xác định nâng cao chất lượng xét xử là nhiệm vụ trọng tâm
    Tòa án16 giờ trước
    BVCL - Năm 2023, TAND huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) phấn đấu đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xét xử các loại án, bảo đảm các vụ án được giải quyết trong hạn luật định, không có trường hợp xét xử oan, không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo quyền lợi cho Nhà nước và nhân dân.
  • Những tình huống pháp lý trong vụ 4 tiếp viên mang ma túy từ Pháp về Việt Nam
    Tin nhanh 24h21 giờ trước
    BVCL - Phóng viên Báo Công lý đã ghi nhận ý kiến một số luật sư về những tình huống pháp lý có thể xảy ra xung quanh vụ việc 4 tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy từ Pháp về Việt Nam gây xôn xao dư luận những ngày qua.
  • Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng có cần thiết?
    Tư vấnhôm qua
    BVCL - Bạn đọc Thanh Bình hỏi: Vợ chồng tôi đã kết hôn được 2 năm. Trước khi kết hôn, nhà nội cho tôi 1 căn nhà và sau đó cả 2 đã về đó sống. Tuy nhiên thời gian gần đây cả 2 đã không còn tiếng nói chung. Tôi có tâm sự với bạn bè và được mọi người nói về chuyện lập vi bằng trong quan hệ hôn nhân để tránh trường hợp xấu xảy ra. Vậy xin hỏi Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng trong quan hệ hôn nhân có cần thiết? Cách thức lập vi bằng thỏa thuận về tài sản chung, riêng của vợ chồng?