Đời sống

Trí tuệ nhân tạo (AI) và ứng dụng trong báo chí

PV 20/07/2023 - 16:24

Những đột phá của trí tuệ nhân tạo (AI) đã đặt ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành báo chí và truyền thông. AI mang đến cơ hội cho các tổ chức truyền thông nhiều thông tin và định dạng cá nhân hơn, đồng thời giúp giải quyết tình trạng phân mảnh và quá tải thông tin.

Báo cáo kỹ thuật số của Viện Reuters chỉ ra rằng, công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) được sử dụng thường xuyên trong nhiều tòa soạn. Một số tòa soạn trên thế giới còn sử dụng AI để chuyển thể văn bản thành giọng nói và tạo phụ đề cho video. AI đã từng bị coi là mối đe dọa đối với nhân sự trong thời đại ngày nay, trong đó có lĩnh vực truyền thông.

Tháng trước, tờ báo Bild bán chạy nhất châu Âu của Đức đã công bố kế hoạch trở thành một công ty truyền thông kỹ thuật số thuần túy. Theo kế hoạch này, tòa soạn của tờ báo Bild sẽ sa thải bớt một số biên tập viên và thay thế bằng AI.

ai-dac-biet-120230620101849.jpg
AI được phát triển và ứng dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực báo chí ở nhiều nước trên thế giới.

Năm 2016, Reuters đã hợp tác với công ty công nghệ ngữ nghĩa Graphiq, để cung cấp cho các tòa soạn số một loạt các hình ảnh dữ liệu tương tác miễn phí trên nhiều chủ đề bao gồm giải trí, thể thao và tin tức. Các tòa soạn có thể truy cập dữ liệu qua Reuters Open Media Express. Sau khi được nhúng vào trang web của tòa soạn, hình ảnh trực quan hóa dữ liệu được cập nhật theo thời gian thực.

Đây là một cách sáng tạo để các tòa soạn thu hút khán giả và cung cấp các câu chuyện tin tức theo hướng dữ liệu, kích thích trực quan và dễ hiểu.

Tuy nhiên, năm 2023 là năm được coi là năm đột phá về AI đối với cơ quan báo chí, đặc biệt là AI tạo sinh. Chỉ với câu lệnh văn bản, ChatGPT có thể viết một bài luận, tạo một hình ảnh, video, giọng nói, công nghệ AI tạo sinh đã khả thi hoàn toàn cho việc viết, tạo hình ảnh.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Báo chí của Reuters, các tờ báo và công ty truyền thông đang âm thầm tích hợp AI vào sản phẩm như một cách mang lại trải nghiệm cá nhân hóa cho độc giả. 28% nói rằng đây là một hoạt động thường xuyên của họ, 39% nói rằng họ đã tiến hành thử nghiệm trong lĩnh vực này.

Điểm mạnh và điểm trái của AI trong các tòa soạn

Mặc dù thực tế là một số nhân lực (như biên tập viên, người hiệu đính, người chỉnh sửa ảnh,...) trong tòa soạn đã mất việc vào tay AI, nhiều nhà báo và học giả tin rằng AI có lợi nhiều hơn là hại.

"Các hệ thống AI hiện nay đang hỗ trợ các nhà báo. Nếu bạn làm việc cùng AI, tôi nghĩ đó là điều tốt nhất chúng ta có thể làm", nhà báo Ishan Kukret chia sẻ.

Đây là nhà báo môi trường từng đoạt giải thưởng của Liên đoàn phát thanh truyền hình châu Á-Thái Bình Dương (ABU) và Diễn đàn Tin tức Toàn cầu năm 2023 ở Sarawak, Malaysia.

Tại một khóa cao học về AI trong tòa soạn, giảng viên Nic Newman (nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu báo chí Reuters, Đại học Oxford) đã thảo luận về rủi ro và cơ hội của ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong các tòa soạn.

Trong nhiều trường hợp, AI không thể thay thế được con người. Nhà nghiên cứu Nic Newman đã dẫn chứng một biên tập viên tạp chí đã bị sa thải do người này dùng AI tạo ra bài phỏng vấn Michael Schumacher.

Bài viết do AI tạo ra hoàn toàn không phù hợp bởi việc trộn lẫn hình ảnh tin tức thật với hình ảnh do AI tạo ra làm mờ đi ranh giới giữa sự thật với "kỹ xảo". Theo chuyên gia Newman, sự can thiệp của AI trong trường hợp này làm "ô nhiễm" hệ sinh thái thông tin.

Điểm mạnh nhất của ứng dụng AI là khả năng tóm tắt bài viết dài chỉ trong tích tắc, do đó tiết kiệm rất nhiều thời gian cho các nhà báo.

Các công cụ Chatbot như OpenAI ChatGPT, Google's Bard hoặc Character.AI có thể cung cấp các bài viết xuất sắc nhờ tạo ra nội dung từ dữ liệu khổng lồ trên internet.

Tuy nhiên, một nhược điểm của các bài viết do công cụ Chatbot tạo ra là không đảm bảo tính xác thực và tính toàn vẹn trong báo chí. Vì vậy mà nhiều tòa soạn truyền thống rất do dự khi triển khai các công cụ AI để sản xuất tin tức.

Mặc dù vậy, một số cơ quan truyền thông đã tận dụng lợi thế của kỹ thuật số và nhận ra rằng AI giúp tiết kiệm thời gian đáng kể.

Chẳng hạn như, Eurovision - cuộc thi âm nhạc nổi tiếng toàn châu Âu đã tận dụng AI nhằm gắn kết các nước Liên minh châu Âu (EU) thông qua âm nhạc. Bộ phận truyền thông của Eurovision đã dùng AI để phiên âm và dịch thuật ra nhiều thứ tiếng nhằm giúp nhiều người có thể tiếp cận với cuộc thi hơn.

Tuy nhiên, những công việc như viết kịch bản thì AI không thể thay thế được, Trưởng phòng tin tức của Eurovision tâm sự.

Khi sử dụng công cụ AI, nhà báo cũng cần kiểm chứng lại thông tin bởi AI xử lý bài viết hoàn toàn bằng siêu dữ liệu có sẵn trên internet, đôi khi bao gồm cả thông tin sai lệch, có thể dẫn đến tin tức giả (fake news).

Một điều không thể phủ nhận là ngành báo chí hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ. Tuy nhiên, từ thực tế cho thấy AI mới chỉ làm tốt những công việc đơn giản, được lặp đi lặp lại. Các bài viết do các robot phóng viên tạo ra cần phải có bài mẫu và phụ thuộc vào các thông tin đầu vào.

Bên cạnh đó, robot chưa thể thay thế hoàn toàn con người trong các công việc ở một số lĩnh vực cần thiết liên quan đến hoạt động báo chí như giao tiếp phức tạp, tư duy chuyên gia, khả năng thích ứng và sáng tạo…

Do đó, như thế nào AI sẽ không thay thế các nhà báo, nhưng nó có thể giúp các tổ chức báo chí tăng cường hoạt động kinh doanh cốt lõi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Trí tuệ nhân tạo (AI) và ứng dụng trong báo chí
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO