Hà Nôi: Cần xem xét lại trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý để xảy ra vi phạm, gây tổn hại đến di tích quốc gia

Hà Lan| 04/03/2022 14:47

BVCL - Bộ văn hóa và các cơ quan chức năng liên quan cần phải vào cuộc quyết liệt, yêu cầu các đơn vị, cá nhân đang nằm trong chỉ giới bảo vệ di tích chùa Vạn Niên trả lại đất cho chùa. Đó là quan điểm của luật sư Đỗ Văn Hiền, công ty luật Đỗ Thành Nam, đoàn luật sư TP. Hà Nội.

Trước đó, Báo Công lý có bài: “Cần làm rõ việc cấp GCNQSDĐ chồng chéo quy hoạch tại Chùa Vạn Niên” phản ảnh UBND TP. Hà Nội đã cấp GCN QSDĐ cho đơn vị quân đội T79, trường đào tạo lái xe giao thông vận tải nằm trong khu vực bảo vệ chỉ giới 2 của chùa Vạn Niên.

1(3).jpg
Anh chụp từ vệ tinh toàn bộ diện tích chùa Vạn Niên, Café muốn đang nằm trên một phần đất thuộc chỉ giới một của chùa vạn niên, toàn bộ chỉ giới 2 đang bị Trường Đào tạo lái xe giao thông vận tải cùng với đơn vị quân đội T79 Tổng Cục hậu cần thuộc Quân khu II xử dụng

Theo biên bản đề nghị xếp hạng di tích năm 1994, các cấp chính quyền từ xã, huyện đến thành phố đều thống nhất “Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Vạn Niên” được trích lục bản đồ năm 1960, tờ số 8. Khu vực 1 của di tích bao gồm các công trình kiến trúc, khu vực hai là những thửa ruộng, cây xanh của nhà chùa.

Đến năm 1996, Bộ Văn hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng Chùa Vạn Niên là di tích nghệ thuật Quốc Gia. Thêm một lần nữa, những công trình kiến trúc, khu vực bảo vệ hai của di tích chùa Vạn Niên đã được pháp luật bảo vệ.

2(3).jpg
Trường Đào tạo lái xe giao thông vận tải (Trường trung cấp nghề giao thông công chính Hà Nội) nằm trên chỉ giới 2 của chùa Vạn Niên

Hiện nay hai đơn vị là trường đạo tạo lái xe giao thông vận tải và đơn vị quân đội T79 mượn đất của chùa để xây dựng cơ sở trên diện tích đất khu vực 2 của chùa trong những năm kháng chiến, đến nay hòa bình lập lại, đơn vị quân đội mượn đất của chùa đã giải thể nhưng không giao trả lại đất cho nhà chùa, mà lại giao lại cho đơn vị quân đội T79.

Năm 1996 Chùa Vạn Niên đã được ông Triệu văn Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký văn bản yêu cầu bảo vệ diện tích đất của di tích. Nhưng khoảng gần mười năm sau, cũng chính UBND TP. Hà Nội lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đơn vị quân đội T79, đơn vị nằm trong diện tích đất của chùa Vạn Niên.

3(1).jpg
Đơn vị quân đội T79 Tổng Cục hậu cần thuộc Quân khu II xử dụng nằm trên chỉ giới 2 của chùa Vạn Niên

Trao đổi với luật sư Đỗ Văn Hiền, công ty luật Đỗ Thành Nam, đoàn luật sư TP. Hà Nội về nội dung trên, Luật sư Đỗ Hiền cho biết: Chùa Vạn Niên là một quần thể kiến trúc bao gồm Chùa và Đình được xây dựng từ thế kỷ 11 tại làng Xuân Tảo Sở “nay là số 364 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ Thành phố Hà Nội”. Đình làng bị cháy từ năm 1947, nhưng dấu tích của đình là hai bên Tả Mạc, Hữu Mạc, Nhà Tròn, Sân Đình, hai mắt Rồng vẫn còn nguyên. Các dấu tích này đã được ghi lại toàn bộ trong thư mục thần tích, thần sắc, hương ước do chính Viện Hán Nôm dịch ra số 617- 1997 vẫn đang được lưu giữ tại Viện Thông Tin Khoa Học Xã Hội. Và năm 1996, chùa còn được Bộ Văn hóa thông tin công nhận, xếp hạng là Di tích nghệ thuật cấp quốc gia theo Quyết định số 310/QĐ-BT ngày 13/02/1996.

Theo bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Vạn Niên, tại trích lục bản đồ năm 1960, toàn bộ khu di tích thuộc thửa đất số 8, diện tích 4293 m2. Trong đó khu vực I bao gồm những công trình kiến trúc, khu vực II là những thửa ruộng của chùa để trồng lúa. Hiện tại trên khu vực II đang bị Trường Đào tạo lái xe giao thông vận tải cùng với đơn vị quân đội T79 Tổng Cục hậu cần thuộc Quân khu II xử dụng. Đến năm 2006 UBND thành phố Hà đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đơn vị quận đội T79 là đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Căn cứ theo Điều 5 Luật Di sản văn hóa quy định. Chùa Vạn Niên là di sản văn hóa vật chất cấp quốc gia, nên thuộc sở hữu của Nhà nước. Mặc dù chùa nằm trên đất của Hà Nội nhưng Hà Nội không có quyền tự ý cấp giấy CN QSDĐ cho bất ký đơn vị nào nằm trên chỉ giới khoanh vùng bảo vệ của chùa Vạn Niên, mà phải xịn ý kiến của Bộ văn hóa-thông tin, và Bộ phải có ý kiến bằng văn bản.

4(1).jpg
Bản đồ khoanh vùng bảo vệ chùa Vạn Niên

Căn cứ theo Điều 32, khoản 2 Luật Di sản văn hóa quy đinh “Việc xây dựng các công trình ở khu vực bảo vệ II quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin”

Theo tôi, Bộ văn hóa và các cơ quan chức năng liên quan cần phải vào cuộc quyết liệt, yêu cầu các đơn vị, cá nhân đang nằm trong chỉ giới bảo vệ di tích chùa Vạn Niên trả lại đất cho chùa không để những công trình, hạng mục sai phạm vẫn tiếp tục tồn tại thách thức pháp luật.

Cần phải khẳng định rằng, việc cấp GCN QSDD trên chỉ giới 2 của chùa Vạn Niên trách nhiệm trước hết thuộc về các cơ quan quản lý nhà nước. Việc xử lý sai phạm chỉ quyết liệt trên văn bản, giấy tờ mà thiếu sự quyết liệt trên thực tế. Đã đến lúc phải xem xét lại trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý để xảy ra vi phạm, gây tổn hại đến những di tích là vốn quý của quốc gia. Để bảo vệ di tích, di sản văn hóa, các cơ quan quản lý nhà nước cần quyết liệt thực thi pháp luật để xử lý sai phạm Luật sư Đỗ Hiền chia sẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nôi: Cần xem xét lại trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý để xảy ra vi phạm, gây tổn hại đến di tích quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO