5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu 4,88 triệu tấn sắt thép

Thị trường | Tào Đạt | 14:24 21/06/2021

BVCL - Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu 4,88 triệu tấn sắt thép và đạt giá trị 3,61 tỷ USD. Số liệu trên tăng 61,6 % về lượng và 117% về giá trị nếu so với cùng thời điểm năm 2020.

Riêng trong tháng 5/2021, số lượng sắt thép Việt Nam xuất ra các thị trường quốc tế đạt 980.000 tấn với kim ngạch 833 triệu USD, tăng 8,2% về giá trị so với tháng 4.

Tổng cục Hải Quan cho biết, tính từ đầu năm đến hết tháng 5/2021,  có 5 thị trường nhập khẩu sắt thép Việt Nam lớn bao gồm: EU, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Mexico. Khối lượng và giá trị của nhóm hàng này đều tăng mạnh.

unnamed-15-.jpg
Ảnh minh họa

Trong đó, thị trường Trung Quốc đứng đầu về lượng tiêu thụ sắt, thép với gần 1,1 triệu tấn, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái (570 nghìn tấn). Thậm chí mức tăng này còn lớn hơn rất nhiều so với 5 tháng đầu năm 2019, khi lượng nhập khẩu của Trung Quốc từ Việt Nam vào khoảng 66 nghìn tấn sắt, thép.

Tiếp theo là EU nhập 713.000 tấn, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ. Mexico đạt giá trị xuất khẩu về khối lượng ở mức 293.000 tấn, tăng 2,5 lần.

Một số thị trường khác như Malaysia chứng kiến mức tăng nhẹ 12,8% đạt 322.000 tấn, còn xuất khẩu sang Campuchia giảm 1,5%, tương đương khoảng 584.000 tấn.

Mức tăng trưởng nóng về xuất khẩu sắt thép được coi là một trong những nguyên nhân khiến giá mặt hàng này vượt ngưỡng trong những tháng đầu năm bên cạnh lý do từ giá nguyên liệu đầu vào. Hiện Bộ Công thương đang xem xét kiến nghị Chính phủ hạn chế xuất khẩu các loại sắt thép mà thị trường trong nước đang có nhu cầu cao nhằm đảm bảo nguồn cung và bình ổn giá.

Về lý do chính khiến xuất khẩu sắt thép gặp thuận lợi tại nhiều thị trường, nhất là EU thì các chuyên gia cho rằng chính bởi nhờ sự tác động từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Nhiều doanh nghiệp đã tận dụng được cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu nhờ những ưu đãi về thuế quan của hiệp định.

Chiều ngược lại, nhập khẩu các mặt hàng cũng chứng kiến đà tăng mạnh, khi Việt Nam mua và tiêu thụ khoảng 6 triệu tấn, đạt giá trị 4,64 tỷ USD. Tăng 9,2% về lượng và tăng 37,9% về kim ngạch so với thời điểm năm ngoái.

Về giá trị xuất nhập khẩu của tất cả các loại mặt hàng thì Tổng cục Hải quan cho biết thêm, trong tháng 5 vừa qua đạt 54,46 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng trước. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 26,19 tỷ USD, thấp hơn 1,3% so với tháng 4, tương ứng giảm 357 triệu USD; kim ngạch nhập khẩu ở mức 28,27 tỷ USD, tăng 1,8%, tương ứng tăng 492 triệu USD.


(0) Bình luận
Tin nổi bật Bảo vệ công lý
Đường sắt tăng cường chạy thêm 52 đoàn tàu dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5
BVCL - Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức tăng cường chạy thêm 52 đoàn tàu trên các tuyến, đặc biệt là đến các tỉnh thu hút lượng khách du lịch.
  • TAND huyện Thường Xuân xác định nâng cao chất lượng xét xử là nhiệm vụ trọng tâm
    Tòa án1 giờ trước
    BVCL - Năm 2023, TAND huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) phấn đấu đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xét xử các loại án, bảo đảm các vụ án được giải quyết trong hạn luật định, không có trường hợp xét xử oan, không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo quyền lợi cho Nhà nước và nhân dân.
  • Những tình huống pháp lý trong vụ 4 tiếp viên mang ma túy từ Pháp về Việt Nam
    Tin nhanh 24h6 giờ trước
    BVCL - Phóng viên Báo Công lý đã ghi nhận ý kiến một số luật sư về những tình huống pháp lý có thể xảy ra xung quanh vụ việc 4 tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy từ Pháp về Việt Nam gây xôn xao dư luận những ngày qua.
  • Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng có cần thiết?
    Tư vấn20 giờ trước
    BVCL - Bạn đọc Thanh Bình hỏi: Vợ chồng tôi đã kết hôn được 2 năm. Trước khi kết hôn, nhà nội cho tôi 1 căn nhà và sau đó cả 2 đã về đó sống. Tuy nhiên thời gian gần đây cả 2 đã không còn tiếng nói chung. Tôi có tâm sự với bạn bè và được mọi người nói về chuyện lập vi bằng trong quan hệ hôn nhân để tránh trường hợp xấu xảy ra. Vậy xin hỏi Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng trong quan hệ hôn nhân có cần thiết? Cách thức lập vi bằng thỏa thuận về tài sản chung, riêng của vợ chồng?