Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến thông qua vào năm 2023

T. Trang - T/h | 22/07/2021 09:02

BVCL - Chiều ngày 21/7, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021.

Đáng chú ý, trong phần trình bày tờ trình tóm tắt về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, ông Hoàng Thanh Tùng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết đã cho biết về thời điểm dự kiến Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua.

Theo ông Tùng, Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án luật phức tạp, có nội dung tác động lớn tới xã hội, cần nhiều thời gian để nghiên cứu, Quốc hội thảo luận kỹ lưỡng.

“Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến đưa dự án Luật này vào Chương trình trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 (tháng 5/2022) và kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2022) để thông qua tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) theo quy trình tại ba kỳ họp”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thông tin.

vnapotalquochoithaoluanvedukienchuongtrinhxaydungluatphaplenhnam20225567810-16268630661481406381869.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng

Theo ông Tùng, trong quá trình chuẩn bị, nếu chất lượng dự án tốt và tiến độ chuẩn bị nhanh hơn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội xem xét đẩy nhanh tiến độ thông qua theo quy trình tại hai kỳ họp.

Để xuất thông qua sớm hơn

Liên quan tới Luật Đất đai (sửa đổi), thảo luận tại hội trường, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang) cho biết theo Chương trình năm 2022, Quốc hội đã đưa dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua tại 3 kỳ họp, và nếu như vậy đến giữa năm 2023, dự án luật này mới được thông qua và đầu năm 2024 mới có hiệu lực thi hành.

“Thời điểm Luật Đất đai có hiệu lực thi hành thì cũng phải chờ văn bản hướng dẫn thi hành luật, từ đó dẫn đến có thể kéo dài đến cuối nhiệm kỳ luật mới đi vào cuộc sống. Trong khi Luật Đất đai (sửa đổi) hết sức cần thiết sửa đổi để sớm giải quyết nhiều cái bất cập trong quản lý đất đai trong việc đảm bảo quyền sử dụng tài sản, đất đai của công dân và nhiều vấn đề bất cập khác”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé nói.

Nữ đại biểu đoàn Kiên Giang đề nghị nên đưa dự án Luật Đất đai sửa đổi vào kỳ họp cuối của năm 2021 để tiến độ hoàn thành việc sửa đổi luật sớm hơn.

capture(1).jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn Kiên Giang)

Cùng quan điểm với đại biểu Bé, đại biểu Lê Xuân Thân (đoàn Khánh Hoà) cũng đề nghị kiến nghị giao cho Chính phủ và các bộ, ngành và các đơn vị là phối hợp làm thế nào để cuối năm 2022 có thể ban hành được Luật Đất đai (sửa đổi). Đại biểu Thân nhấn mạnh, nếu làm được điều này mới thể hiện sự quyết tâm của Quốc hội và các cơ quan làm luật của mình đối với vấn đề hiện rất nóng bỏng.

Nói thêm về sự cần thiết của việc sớm ban hành Luật Đất đai (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) cho biết trên thị trường bất động sản giá tăng rất kinh khủng, thậm chí có thể dẫn đến khủng hoảng về bất động sản, mà bất động sản ở đây chỉ dành cho những người ở thôi, còn bất động sản về du lịch thì lại đang xuống.

Lý dó là tất cả các địa phương và các công trình của các doanh nghiệp ấy đã giải tỏa đền bù rồi nhưng vướng về Luật Đất đai và vướng về Luật Đấu thầu, họ không thể xử lý được.

“Các chủ doanh nghiệp, các địa phương đều trả lời việc chậm trễ các công trình là do vướng Luật Đất đai. Nếu chúng ta kéo dài đến kỳ họp thứ 4 mới đưa ra Luật Đất đai, sẽ có hàng trăm nghìn tỷ đồng ứ đọng và doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng rất nguy hiểm”, đại biểu đoàn Thái Bình cảnh báo.

Theo
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến thông qua vào năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO