WHO cảnh báo các nước cẩn trọng việc giảm thời gian cách ly Covid-19

Thế giới | T. Trang - Theo Guardian | 18:54 30/12/2021

BVCL - Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), không nên có những thay đổi lớn trong chiến lược ứng phó dịch khi chỉ dựa vào các dữ liệu nghiên cứu ban đầu về biến chủng Omicron.

Nhiều nước đang cân nhắc giảm thời gian cách ly đối với những người dương tính hoặc tiếp xúc gần với người nhiễm SARS-CoV-2, trong bối cảnh Omicron lan rộng và được cho là ít nghiêm trọng hơn các chủng khác.

Tây Ban Nha cho biết, nước này quyết định giảm thời gian cách ly từ 10 ngày xuống 7 ngày đối với người dương tính với SARS-CoV-2.

Đầu tuần này, Mỹ cũng công bố hướng dẫn mới, rút ngắn thời gian cách ly với người mắc Covid-19 từ 10 ngày xuống còn 5 ngày nếu họ không có triệu chứng. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết, việc giảm thời gian cách ly dựa trên bằng chứng khoa học rằng người nhiễm SARS-CoV-2 dễ lây nhiễm nhất trong khoảng 2 ngày trước khi có triệu chứng và 3 ngày sau đó.

cachlynbc-1640851325077.jpeg

Italy cũng có kế hoạch nới lỏng các quy định cách ly đối với những người tiếp xúc gần F0. Theo đó, những người này không phải cách ly nếu đã tiêm chủng đầy đủ hoặc khỏi bệnh trong vòng 120 ngày. Họ được yêu cầu đeo một loại khẩu trang đặc biệt trong vòng 10 ngày và xét nghiệm trong 5 ngày kể từ khi tiếp xúc nếu có triệu chứng.

Việc nới lỏng quy định liên quan đến cách ly và xét nghiệm của các nước được cho là nhằm hạn chế thiệt hại đối với nền kinh tế và trong bối cảnh biến chủng Omicron mới xuất hiện được cho là ít nghiêm trọng hơn các biến chủng khác của SARS-CoV-2. Tuy nhiên, WHO cảnh báo các nước nên thận trọng với việc giảm thời gian cách ly.

Theo hướng dẫn của WHO, với những bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng, thời gian cách ly là 10 ngày kể từ khi bắt đầu có triệu chứng cộng thêm 3 ngày không có triệu chứng. Với bệnh nhân không có triệu chứng, thời gian cách ly là 10 ngày sau khi có kết quả dương tính.

Giám đốc Chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho biết, thời gian ủ bệnh trung bình của SARS-CoV-2 hiện nay là khoảng 5-6 ngày. "Có một số dữ liệu cho thấy thời gian ủ bệnh của Omicron ngắn hơn, nhưng vẫn có thể xảy ra trường hợp ủ bệnh lâu hơn", ông Ryan nói.

Ông Ryan cho rằng, việc giảm thời gian cách ly với những người mắc Covid-19 là "sự đánh đổi" giữa việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh với duy trì các hoạt động của nền kinh tế. Ông cũng nhấn mạnh, ở thời điểm hiện tại, chưa nên có thay đổi lớn về chiến lược ứng phó dịch khi chỉ dựa vào những nghiên cứu ban đầu.

Theo
Copy Link

(0) Bình luận
Tin nổi bật Bảo vệ công lý
Bộ Y tế đề nghị giám sát chặt người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch Marburg
BVCL - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tăng cường giám sát người nhập cảnh, đặc biệt là những người nhập cảnh từ các quốc gia có dịch Marburg ở khu vực châu Phi.
  • TAND huyện Thường Xuân xác định nâng cao chất lượng xét xử là nhiệm vụ trọng tâm
    Tòa án5 giờ trước
    BVCL - Năm 2023, TAND huyện Thường Xuân (Thanh Hóa) phấn đấu đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xét xử các loại án, bảo đảm các vụ án được giải quyết trong hạn luật định, không có trường hợp xét xử oan, không bỏ lọt tội phạm, đảm bảo quyền lợi cho Nhà nước và nhân dân.
  • Những tình huống pháp lý trong vụ 4 tiếp viên mang ma túy từ Pháp về Việt Nam
    Tin nhanh 24h9 giờ trước
    BVCL - Phóng viên Báo Công lý đã ghi nhận ý kiến một số luật sư về những tình huống pháp lý có thể xảy ra xung quanh vụ việc 4 tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy từ Pháp về Việt Nam gây xôn xao dư luận những ngày qua.
  • Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng có cần thiết?
    Tư vấnhôm qua
    BVCL - Bạn đọc Thanh Bình hỏi: Vợ chồng tôi đã kết hôn được 2 năm. Trước khi kết hôn, nhà nội cho tôi 1 căn nhà và sau đó cả 2 đã về đó sống. Tuy nhiên thời gian gần đây cả 2 đã không còn tiếng nói chung. Tôi có tâm sự với bạn bè và được mọi người nói về chuyện lập vi bằng trong quan hệ hôn nhân để tránh trường hợp xấu xảy ra. Vậy xin hỏi Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận tài sản vợ chồng trong quan hệ hôn nhân có cần thiết? Cách thức lập vi bằng thỏa thuận về tài sản chung, riêng của vợ chồng?