Số phận của những phi tần không muốn bị tuẫn táng cùng Hoàng đế ra sao? Thực ra, Hoàng đế đã tính sẵn cách giải quyết

Vian| 13/08/2022 10:39

Dù Hoàng đế có tới 3.000 mỹ nữ trong hậu cung nhưng để trở thành phi tần của Hoàng đế không phải chuyện đơn giản. Sau khi vào cung, nếu may mắn được Hoàng đế ân sủng thì cuộc sống sẽ thuận buồm xuôi gió, còn ngược lại thì suốt ngày chỉ có thể sống trong cung điện lạnh lẽo, cô đơn.

Thời cổ đại thực sự có một hành vi rất tàn nhẫn gọi là tuẫn táng, nó bắt nguồn từ nhận thức đơn giản của người cổ đại. Người xưa tin rằng làm Hoàng đế thì sẽ không chết mà chỉ sang thế giới khác để tiếp tục làm Hoàng đế, vì vậy Hoàng đế không được phép đi một mình, và phong tục tuẫn táng ra đời.

tuẫn táng, phi tần, phong tục tuẫn táng, thủ lăng

Nhìn chung, tục tuẫn táng được xem là rất tàn nhẫn và không có tình người. Có người bị chôn sống, có một số người bị chôn theo Hoàng đế đã băng hà sau khi bị hành quyết. Sở dĩ tuẫn táng được thực hiện là do quan niệm những phi tần này sẽ ở bên cạnh để cùng Hoàng đế tiếp tục cuộc sống ở thế giới bên kia, đảm bảo cho hoàng đế đã băng hà vẫn có người chăm sóc, hầu hạ, sống sung sướng như khi còn sống.

tuẫn táng, phi tần, phong tục tuẫn táng, thủ lăng

Đối với những phi tần không muốn chôn cất, Hoàng đế đưa ra lựa chọn đầu tiên, đó là trở thành hậu phi thủ lăng, mục đích chung là nhằm vào những phi tần chưa có con. Họ phải coi Hoàng đế đã chết như người còn sống, còn hậu phi thủ lăng sẽ là thứ để làm vui lòng ông, cho dù là sau khi Hoàng đế đã qua đời cũng không có quyền tự do lựa chọn.

Không những phải chuẩn bị ngày 3 bữa cơm, dọn dẹp tẩm điện nơi ở cho tiên đế, bưng nước tắm rửa, chuẩn bị giường đệm, chăn gối. Lúc tiên đế còn sống như thế nào thì sau khi chết vẫn phải tiến hành như thường. Họ đôi lúc còn bị bắt phải biểu diễn tiết mục trước tiên đế. Thành quả sau khi luyện tập tốt, không phải để lấy lòng Hoàng đế lúc còn sống để được chút sủng ái mà là để biểu diễn trong lăng mộ u ám, lạnh lẽo.

tuẫn táng, phi tần, phong tục tuẫn táng, thủ lăng

Mặc dù còn sống nhưng trong lòng những người phi tần này đã phải chịu đựng sự dày vò nghiêm trọng. Tinh thần suy nhược lâu ngày cũng sẽ dẫn đến suy sụp và thay đổi. Thậm chí rất nhiều cung nữ, phi tần đã dứt khoát tự kết liễu sinh mệnh của chính mình sau khi biết mình bị đưa đi thủ lăng.

Tất nhiên, cũng có những phi tần nghĩ đến chuyện kháng cự, không muốn bị tuẫn táng cùng Hoàng đế hay thủ lăng. Tuy nhiên khi đó, số phần phía trước của họ cũng tăm tối và bi thảm không kém. Những kẻ nắm quyền lực luôn có cách để trừng phạt những người chống đối, không nghe lời.

Hình phạt đầu tiên là uống thuốc độc để người tuẫn táng đỡ phải chịu dày vò đau khổ cũng là tránh việc họ phản kháng.

tuẫn táng, phi tần, phong tục tuẫn táng, thủ lăng

Hình phạt thứ hai là treo cổ. Trong số rất nhiều thê thiếp bị tuẫn táng cùng Hoàng đế Minh Thành Tổ, phương pháp này đã được sử dụng để buộc họ phải phục tùng. Các phi tần bị đưa vào một căn phòng kín, bịt mắt, đứng lên một chiếc ghế, bị quấn dây quanh cổ. Sau đó, quân lính sẽ đá những chiếc ghế ra, khiến các phi tần này bị treo mình trên dây, ngạt thở mà chết.

tuẫn táng, phi tần, phong tục tuẫn táng, thủ lăng

Hình phạt thứ ba cũng là phương pháp tàn độc nhất, đó là chôn sống. Thay vì bị tuẫn táng trong lăng mộ của Hoàng đế, những người không chịu nghe lời sẽ bị đẩy xuống một cái hố đã đào sẵn rồi lấp đất lên trên, cuối cùng chết vì ngạt thở. Một trong những vị Hoàng đế nổi tiếng nhất với tục tuẫn táng là Tần Thủy Hoàng. Khi ông băng bà, rất nhiều phi tần mỹ nữ cũng bị tuẫn táng theo.

Mãi đến năm 1673 - năm Khang Hy thứ 20 thì tục tuẫn táng mới biến mất hoàn toàn ở Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Số phận của những phi tần không muốn bị tuẫn táng cùng Hoàng đế ra sao? Thực ra, Hoàng đế đã tính sẵn cách giải quyết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO