Tòa án với công dân

PGS.TS Phạm Minh Tuyên: Nhà nghiên cứu Luật học có nhiều thành tựu

Bảo Trung 29/05/2024 - 19:17

Trước khi giữ chức vụ Giám đốc Học viện Tòa án, ông là Thẩm phán cao cấp, Chánh án Tòa án tỉnh Bắc Ninh và là một nhà nghiên cứu khoa học với nhiều công trình nổi tiếng được nhiều người biết đến. Ông là PGS.TS Phạm Minh Tuyên.

z5450074215112_f68cb373e2db5f49e1a89376b0614f06.jpg
PGS.TS Phạm Minh Tuyên là một nhà nghiên cứu Luật học có nhiều thành tựu.

Đam mê nghiên cứu khoa học

PGS.TS Phạm Minh Tuyên là một nhà nghiên cứu Luật học có nhiều thành tựu. Từ khi còn là Chánh án TAND tỉnh Bắc Ninh, ông đã xuất bản 4 cuốn sách (được chuyên gia của JICA - Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản, cùng Vụ Hợp tác quốc tế-TANDTC thẩm định) hiện được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các Thẩm phán và Thư ký khi nghiên cứu giải quyết các vụ án gồm: Sổ tay “Quy trình giải quyết vụ án hình sự” , “Các tội phạm về ma túy - Cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử ở Việt Nam” , “Các tội phạm xâm phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Cơ sở lý luận và thực tiễn xét xử ở Việt Nam” năm 2014 và tham gia viết một chương trong cuốn “Bảo đảm tranh tụng trong xét xử”- sách do dự án JICA tài trợ.

Bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, giáo dục luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Thầy cô giáo luôn luôn là tấm gương cho học sinh học tập và noi theo. Với cương vị Giám đốc Học viện Tòa án, tôi luôn nhắc nhở các sinh viên của trường phải luôn tích cực rèn luyện, trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp, bởi đó là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ gần dân, hiểu dân, học dân."

- PGS.TS Phạm Minh Tuyên -

Bản thân ông trực tiếp chủ biên các cuốn sách nghiệp vụ như: “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật tố tụng Hình sự 2018”; “Bình luận những vướng mắc trong lĩnh vực hình sự và tố tụng hình sự 2020”; Chủ biên cuốn “Bình luận chuyên sâu Bộ luật Hình sự 2015” với các phần phân tích về án lệ, bình luận về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người; đồng chủ biên cuốn “Cẩm nang giải quyết các vụ án về dân sự, kinh doanh thương mại và lao động” năm 2022.

Về giáo trình giảng dạy, PGS.TS Phạm Minh Tuyên cũng là đồng chủ biên Giáo trình “Kỹ năng xét xử các vụ án hình sự” cho Học viện Tòa án; Chủ biên Giáo trình “An sinh xã hội” cho Đại học Kinh Bắc năm 2020. Ngoài ra ông còn trực tiếp viết nhiều chuyên đề giảng dạy về hình sự và tố tụng hình sự cho Học viện Tòa án; chuyên đề “Kỹ năng của điều tra viên khi tham dự phiên tòa” cho Học viện Cảnh sát; chuyên đề “kỹ năng thẩm vấn của Kiểm sát viên tại các phiên tòa” cho Đại học Kiểm sát; viết nhiều tham luận và tổ chức cho các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế dưới sự tài trợ của tổ chức Jica của Nhật Bản và Koica của Hàn Quốc.

Năm 2021, PGS.TS Phạm Minh Tuyên được Chánh án TANDTC bổ nhiệm làm Giám đốc Học viện Tòa án. Từ khi giữ chức vụ, ông đã xây dựng kế hoạch và trực tiếp tổ chức biên soạn các tài liệu tập huấn cho Hội thẩm nhân dân trên toàn quốc, trực tiếp viết các chuyên đề tập huấn chuyên sâu về ma túy, rửa tiền, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và kỹ năng xét xử các vụ án đối với người dưới 18 tuổi để tập huấn chuyên sâu cho các Thẩm phán trong toàn quốc theo các đề án của TANDTC.

Ông chia sẻ, là cán bộ nhiều năm làm công tác thực tiễn, song ông luôn có niềm say mê nghiên cứu khoa học, và tâm huyết với công tác giảng dạy. Bản thân ông luôn tìm tòi nghiên cứu với mong muốn kế thừa những quan điểm của các nhà khoa học, luật gia hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực hình sự, song cũng có hướng đi riêng cho bản thân mình. Chính vì vậy, nhiều chuyên đề, cuốn sách nghiên cứu về tố tụng hình sự đã ra đời.

Giáo dục có vai trò quan trọng trong phát triển đất nước

PGS. TS Phạm Minh Tuyên đã có hơn trăm bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí Tòa án (bản in và bản điện tử); tạp chí Kiểm sát; tạp chí Pháp luật phát triển, tạp chí Khoa học Kiểm sát; các tạp chí thuộc Hệ thống Scopus và tạp chí online quốc tế, trong đó: Công bố 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế Managenment Science Letters, Growing Science thuộc Hệ thống Scopus; Công bố 01 bài báo trên Tạp chí Đại học Tứ Xuyên, Trung Quốc; 01 bài trên tạp chí Western Sydney Ubiversity, Australia; Công bố 4 bài báo trên Tạp chí Impact Factor 3.582 Case Studies Journal ISSN (2305 – 509x) và 01 bài báo trên Tạp chí International Journal of Management Sciences and Business Research, April-2020 ISSN (2226-8235); Công bố 02 bài báo trên Kỷ yếu hội thảo quốc tế của Trường Đại học Kiểm sát và Trường Đại học Luật Hà Nội và là chủ nhiệm đề tài của nhiều đề tài khoa học cấp Bộ đã được nghiệm thu…

PGS.TS Phạm Minh Tuyên có một mẫn cảm pháp luật như thế, nên hoạt động nghiên cứu pháp luật hình sự tạo nên được những dấu ấn đáng ghi nhớ. Tại nhiều diễn đàn và các công trình khoa học đã công bố, ông đưa ra những kiến nghị về bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự, về bảo đảm tính độc lập của Tòa án trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, về vấn đề quyền tư pháp, đổi mới tư duy xét xử của Tòa án… Những kiến nghị về thay đổi thời hạn xóa án tích, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng có lợi cho người phạm tội.

Theo quy định, thời điểm đương sự chấp hành xong hoàn toàn hình phạt chính và các quyết định trong bản án mới được tính để xóa án tích, PGS.TS Tuyên kiến nghị thời điểm xóa án tích chỉ nên tính từ thời điểm đương sự thi hành xong hình phạt chính. Ông cho rằng, người phạm tội đã phải chịu hình phạt, hình phạt tù là rất nghiêm trọng, hạn chế quyền tự do, gây tổn thương danh dự, nên khi họ chấp hành xong hình phạt tù thì phải tính từ thời điểm đó để xóa án tích. Ngoài hình phạt chính, việc thi hành các quyết định dân sự như bồi thường, cấp dưỡng… thì phụ thuộc vào hoàn cảnh, điều kiện của từng người, có người không thể thực hiện được.

Theo PGS.TS Phạm Minh Tuyên, bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, giáo dục luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. Và các thầy cô giáo luôn luôn là tấm gương cho học sinh học tập. Với cương vị Giám đốc Học viện Tòa án, ông luôn nhắc nhở các sinh viên của trường phải luôn tích cực rèn luyện, trau dồi các kỹ năng nghề nghiệp, bởi đó là cơ sở để xây dựng đội ngũ cán bộ gần dân, hiểu dân, học dân.

Hoạt động xét xử là lao động đặc thù, đòi hỏi người Thẩm phán phải nắm vững các quy định của pháp luật và vận dụng phù hợp để giải quyết từng vụ án được phân công thật sự đúng pháp luật, khách quan, toàn diện và được dư luận đồng tình. Có thể nói PGS.TS Phạm Minh Tuyên là số ít những nhà khoa học, vừa có thực tiễn xét xử, vừa là nghiên cứu luật học về chuyên ngành luật hình sự sâu rộng và kinh nghiệm giảng dạy, nhà quản lý đào tạo như hiện nay./.

Từ năm 2006, PGS.TS Phạm Minh Tuyên tham gia giảng dạy các lớp đào tạoThẩm phán, Luật sư, Kiểm sát viên tại Học viện Tư pháp. Ông cũng đã là giảng viên đạo tạo sau đại học tại các cơ sở như: Học viện Cảnh sát, Học viện Khoa học xã hội và tham gia Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, tiến sĩ tại Học viện Khoa học xã hội và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trực tiếp hướng dẫn thành công hàng chục học viên bảo vệ luận văn Thạc sĩ Luật học; nhiều nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
PGS.TS Phạm Minh Tuyên: Nhà nghiên cứu Luật học có nhiều thành tựu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO