Nới room tín dụng nhiều doanh nghiệp kỳ vọng dễ dàng tiếp cận vốn vay, các ngân hàng cũng trong tâm thế sẵn sàng cho vay giải ngân vì đây là dịp cao điểm về vốn cuối năm.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ về việc cần có biện pháp điều hành tín dụng phù hợp, đảm bảo cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã thông báo nới hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng.
Điều đáng nói là việc bổ sung hạn mức này là sự chủ động của ngân hàng mà không cần thiết phải đề nghị hoặc xin bổ sung như mọi năm. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp hy vọng có thể tiếp cận vốn vay dễ dàng hơn.
Trong khi đó, phía doanh nghiệp bất động sản vẫn phập phồng lo lắng. Việc nới 1,5%-2% room tín dụng cuối năm này chỉ giải quyết thanh khoản cho một số đối tượng doanh nghiệp và sẽ khó tạo sức bật đáng kể nào cho thị trường bất động sản trong giai đoạn cuối năm. Cộng đồng doanh nghiệp bất động sản kỳ vọng có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn trái phiếu để bù đắp sự thiếu hụt vốn đầu tư trong thời gian qua.
Trước đây room của ngân hàng chỉ ở mức B, nay được nâng lên mức A, như vậy dự án đang được đánh giá khả thi và chỉ được giới hạn ở đó nhưng hiện có thể tiếp tục được bơm vốn ra thị trường. Việc này rất có ý nghĩa cho các dự án bất động sản đang chờ vốn tín dụng.
Tuy nhiên một số doanh nghiệp cũng chia sẻ việc nới hạn mức tín dụng chỉ có ý nghĩa với các doanh nghiệp đang có gói vay và cần huy động tài chính, nhưng với doanh nghiệp vay mới, đang chuẩn bị thủ tục thì thời gian còn lại một tháng từ nay đến cuối năm là không đủ để giải ngân. Các doanh nghiệp kiến nghị tiếp tục giảm lãi suất để họ tiếp cận nguồn vốn rẻ hơn.
Tìm giải pháp khơi thông tín dụng
Việc Ngân hàng Nhà nước cho phép các tổ chức tín dụng được tự chủ động, không cần thiết phải đề nghị hoặc xin bổ sung tăng trưởng tín dụng khiến các ngân hàng “dễ thở” hơn rất nhiều.
Thay vì xin cấp và chờ đợi được phân bổ hạn mức tín dụng theo từng quý, vừa cho vay vừa cầm chừng như trước, việc các ngân hàng được chủ động hạn mức tăng trưởng trong cả năm khi đạt các yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước sẽ giúp ngân hàng hoạch định chi tiết và dài hơi hơn.
Từ nay đến cuối năm để hoàn thành mức tăng trưởng tín dụng theo kế hoạch 14,5% thì từ nay đến cuối năm tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng phải đạt 6% tương đương với 700.000 tỷ đồng cấp cho nền kinh tế. Những ngân hàng được cấp thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng đều đang khẩn trương tìm cách thúc đầy vốn cho vay để kịp cho mùa làm ăn cuối cùng trong năm.
Các ngân hàng khác cũng trong tâm thế sẵn sàng cho vay giải ngân vì đây là dịp cao điểm về vốn cuối năm.
Hiện tại, lãi suất huy động đã giảm mạnh so với đầu năm, thế nhưng lãi suất cho vay giảm chậm hơn so với kỳ vọng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến các ngân hàng dư thừa vốn. Trong khi đó, tăng trưởng tín dụng năm nay được các chuyên gia tài chính dự báo chỉ có thể đạt 10%-12% so với mục tiêu ngành ngân hàng đưa ra ở mức 14%-15%.
Một số chuyên gia cũng đánh giá tăng trưởng tín dụng sẽ chỉ đạt khoảng hơn 12% trong năm 2023 do lĩnh vực kinh doanh bất động sản và cho vay tiêu dùng bất động sản - cho vay mua nhà (mảng chiếm tỷ trọng 70% của ngân hàng) giảm mạnh do thị trường gặp nhiều biến động khó khăn. Ngoài ra, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc, sản xuất vẫn gặp khó khăn.
Tuy nhiên, thời gian này Chính phủ cùng Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại đã dành nhiều "tâm huyết" tìm cách tháo gỡ đưa ra các giải pháp nhằm khơi thông dòng vốn, hy vọng các doanh nghiệp sẽ tiếp cận được nguồn vốn để đưa vào phục vụ sản xuất kinh doanh những ngày cao điểm cuối năm này.