Nghiên cứu chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Tin nhanh 24h | T. Trang | 08:38 18/03/2022

BVCL - Chương trình phòng, chống COVID-19 mới của Chính phủ đề ra nhiệm vụ nghiên cứu để chuyển biện pháp phòng, chống COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Chương trình đề ra các nhiệm vụ, giải pháp y tế cụ thể.

Trong đó, nghiên cứu, đánh giá và căn cứ tình hình dịch để chuyển biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm.

yeu1647530912_8298.jpg
Nghiên cứu chuyển COVID-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Chương trình phòng, chống dịch COVID-19 được thực hiện trong thời gian 2 năm 2022 - 2023. Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Mục tiêu cụ thể của Chương trình là bảo đảm đạt tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19, đến hết quý I năm 2022 hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi trước tháng 9 năm 2022.

Về kiểm soát sự lây lan của dịch COVID-19, mục tiêu đặt ra là tất cả các cấp chính quyền có kịch bản phòng, chống dịch COVID-19; tất cả mọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

Có chiến lược giám sát, phát hiện các trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch trong từng giai đoạn; giảm tỷ lệ tử vong do COVID-19/1 triệu dân xuống mức thấp hơn mức trung bình của Châu Á.

Nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng cường đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có các chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với những người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; tăng cường chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến được nâng cao.

Tất cả các đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, người khuyết tật, phụ nữ mang thai, người không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, đồng bào dân tộc thiểu số, nhóm lao động di cư ở các thành thị… đều được bảo đảm tiếp cận các dịch vụ y tế.

Về bao phủ vaccine phòng COVID-19, Chương trình đề ra mục tiêu triển khai việc tiêm vaccine bảo đảm tiến độ nhanh nhất có thể; tăng cường vận động người dân tiêm vaccine, đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người (bao gồm cả người bệnh đến khám tại cơ sở y tế) để tránh bỏ sót.

Hoàn thành trong Quý I năm 2022 việc tiêm mũi 2 cho người dân từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên đến lịch tiêm chủng, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; tổ chức triển khai tiêm an toàn, khoa học, hiệu quả cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay khi có vaccine.

Khẩn trương nghiên cứu tiêm vaccine mũi thứ 4 cho người lớn và mũi thứ 3 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 18 tuổi và tiêm chủng cho trẻ em từ 3 tuổi đến 5 tuổi.

Chương trình mới ban hành cũng yêu cầu tạo mọi điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, chuyển giao công nghệ, gia công, sản xuất vaccine trong nước sớm nhất có thể; triển khai ứng dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để cập nhật thông tin về người dân đã được tiêm vaccine phòng COVID-19, giám sát tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 và phục vụ phân bổ vaccine hợp lý, hiệu quả. Thực hiện việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sở dữ liệu tiêm chủng để tính toán chính xác tỷ lệ bao phủ tiêm chủng.

Nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu khác của Chương trình là bảo đảm vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế - xã hội và ổn định đời sống của người dân.

Bệnh truyền nhiễm nhóm A gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và có tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Bệnh truyền nhiễm nhóm B là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

  • Dù có nhiều khó khăn, Sao Thái Dương vẫn ủng hộ hơn 150 tỷ chống dịch Covid 19
    Doanh nghiệpmột năm trước - PV
    BVCL - Hơn 2 năm kể từ khi dịch Covid 19 xuất hiện, có nhiều doanh nghiệp đã hưởng ứng lời kêu gọi hành động của Chính phủ chung tay cùng góp sức chống dịch. Sao Thái Dương được ghi nhận là một trong số các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến sức khỏe có các hoạt động đóng góp tích cực lên tới hơn 150 tỷ đồng.

(0) Bình luận
Tin nổi bật Bảo vệ công lý
Cụ thể hóa những cơ chế kiểm soát quyền lực để xây dựng Nhà nước pháp quyền
BVCL - Cùng với quá trình đổi mới và phát triển đất nước, quan điểm, tư tưởng của Đảng và Bác Hồ về Nhà nước pháp quyền được nhận thức, đổi mới và phát triển không ngừng.
  • Lĩnh án tù vì mâu thuẫn trong lúc hát karaoke
    BVCL - Ngày 30/3, TAND tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bằng hình thức trực tuyến đối với bị cáo Phạm Văn Diện (SN 1994, trú ở thôn Đồng Đoài, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) về tội “Gây rối trật tự công cộng”.
  • Bắc Ninh: Lĩnh án tù vì trộm cắp tài sản
    Tòa tuyên ánhôm qua - Hồng Huê – Trương Hiếu
    BVCL - Ngày 30/3, TAND tỉnh Bắc Ninh đã mở phiên tòa xét xử phúc thẩm bằng hình thức trực tuyến theo đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo Trình Văn Lành (SN 1988, trú ở thôn Trà Lấu, xã Yên Hân, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) về tội “Trộm cắp tài sản”.
  • Tử hình người cha sát hại con gái và bạn trai
    Tòa tuyên ánhôm qua - Gia Ân - Huyền Trang
    BVCL - Sau khi đâm gục bạn trai của con, Lê Đình Ngọc tiếp tục tước đoạt mạng sống của người con gái . Với hành vi trên, Ngọc bị Tòa tuyên án tử hình.