Lăng kính vỉa hè TP.HCM: Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm kém (Bài 4)

Sông Hương - Huy Tâm| 30/04/2022 07:10

BVCL - Có một thực tế là nhiều địa phương đang không kiểm soát được tình trạng “đánh cắp” vỉa hè. Đó không phải là chuyện chế tài, mà nằm ở việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm kém…

3(5).jpg
Ảnh minh họa: Song Việt

Kiểm tra vi phạm về trật tự đô thị là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các chính quyền đô thị. Thế nhưng, vấn nạn chiếm dụng vỉa hè, lòng, lề đường hiện nay vẫn là thách thức lớn với các nhà quản lý, gây mất an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Chiến lược phát triển đô thị có thể bị “vỡ nát” nhìn từ sự yếu kém trong việc quản lý vỉa hè, lòng, lề đường…

Quy định của pháp luật liên quan đến việc xử phạt các hành vi chiếm dụng vỉa hè, lòng, lề đường đã không đạt kết quả như mong muốn, khi lợi ích sinh ra từ việc “đánh cắp” quá lớn thì người vi phạm sẵn sàng nộp tiền phạt để tiếp tục duy trì việc buôn bán…  

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định: Lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông (Khoản 1, Điều 36), nghiêm cấm việc sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. Trong một số trường hợp vẫn cho phép tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội theo quy định tại Khoản 1, Điều 35.

Bên cạnh đó, Nghị định 100/2013/NĐ-CP ngày 03/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông trong các trường hợp: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình;

Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị; Điểm trông, giữ xe có thu phí (Điều 25a, 25b, 25c).

2(5).jpg

Tuy nhiên, đối với tất cả các trường hợp trên, đều phải đảm bảo yêu cầu là không được gây mất trật tự, an toàn giao thông (ATGT) và đáp ứng một số điều kiện cụ thể khác về thời gian, diện tích hè phố, lòng đường sử dụng, kết cấu hạ tầng...

Nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính Phủ cũng quy định xử phạt Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định mức phạt đối với các hành vi liên quan đến lấn chiếm vỉa hè, lòng đường như: Phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 - 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi: Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng…

Phạt tiền từ 300.000 - 400.000 đồng đối với cá nhân và từ 600.000 - 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi: Sử dụng, khai thác tạm thời trên đất hành lang an toàn đường bộ vào mục đích canh tác nông nghiệp ảnh hưởng đến an toàn công trình đường bộ và an toàn giao thông;

Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi bày, bán hàng hóa; Để vật liệu xây dựng; Họp chợ, mua, bán hàng hóa trong phạm vi đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; Đổ rác, xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định.

Phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi: Sử dụng đường bộ trái quy định để tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, ATGT đường bộ;

1(3).jpg

Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ; Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ; Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe, trông, giữ xe; Sử dụng trái phép đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị làm nơi sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; Rửa xe, bơm nước mui xe gây ảnh hưởng đến trật tự ATGT đường bộ.

Phạt tiền từ 2.000.000 - 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi: Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để kinh doanh dịch vụ ăn uống; Bày, bán hàng hóa; Sửa chữa phương tiện, rửa xe; Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che gây cản trở giao thông; Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5m2 làm nơi trông, giữ xe; Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

Phạt tiền từ 6.000.000 - 8.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 12.000.000 - 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10m2 đến dưới 20m2 làm nơi trông, giữ xe.

Phạt tiền từ 10.000.000 - 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 - 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm: Dựng các biển quảng cáo trên phần đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền hoặc trên phần đất dọc theo hai bên đường bộ mà được dùng để bảo trì, quản lý, bảo vệ công trình đường bộ; Chiếm dụng diện tích từ 20m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe tại lòng đường đô thị hoặc hè phố...

Luật quy định rất cụ thể, chỉ là việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm ở nhiều địa phương thế nào mà thôi?

(Còn nữa)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lăng kính vỉa hè TP.HCM: Phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm kém (Bài 4)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO