Huyết áp cao: Bệnh lý và cách điều trị

Bùi Tường Minh| 22/11/2020 16:10

BVCL - Bệnh cao huyết áp là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh tim mạch, đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư, rất thường gặp ở người trung và cao tuổi, ngày càng có xu hướng gia tăng. Do việc kiểm soát bệnh này còn rất hạn chế nên bệnh còn được gọi là “kể giết người thầm lặng”

220040-nhoimaucotim.jpg
hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Ở nước ta tỷ lệ người mắc bệnh huyết áp cao khoảng 15-20% dân số. Đối tượng phụ nữ mãn kinh bị tăng huyết áp cũng chiếm tỷ lệ cao.

Kiểm soát huyết áp để giảm được các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực... là mong muốn của nhiều bênh nhân.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).

Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lơn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.

Bảng phân loại huyết áp

="" tiền="" tăng="" huyết="" áp
="" 120-139
="" 80-89
="" +="" giai="" đoạn="" 1
="" 140-159
="" 90-99
="" 2
="">160

Phân loại
Huyết áp tâm trương (HA tối đa) mmHg
Huyết áp tâm thu (HA tối thiểu) mmHg
Bình thường
<120
<="" td>="" ="" <80
="" trxtagendz=""
>100
Tăng huyết áp tâm thu đơn thuần
>140
>90

Nhịp sinh học của Huyết áp:

Theo các nghiên cứu tần suất đột quỵ nhồi máu cơ tim thường xảy ra những giờ đầu buổi sáng sớm liên quan tới vọt huyết áp lúc sáng sớm.

Huyết áp trong ngày dao động tăng cao thường trong 2 khoảng thời gian từ 7-9h sáng và 18-20h. Thời điểm huyết áp thấp nhất trong ngày từ 01-03h sáng.

Hiểu rõ nhịp sinh học huyết áp sẽ giúp lựa chọn và điều trị thuốc hợp lý.

Triệu chứng bệnh huyết áp cao:

Không có các triệu chứng đặc hiệu của bệnh tăng huyết áp.

Các triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, đỏ bừng mặt có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau.

Để chuẩn đoán bệnh cần dựa vào số đo và chỉ số huyết áp.

Nguyên nhân gây tăng huyết áp:

Khoảng 93-95% trường hơpk tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (huyết áp vô căn) hay tăng huyết áp nguyên phát; 5-7% còn lại là tăng huyết áp thứ phát, khởi phát do các nguyên nhân (như mắc bệnh thận, bệnh cường giáp, hẹp eo động mạch chủ, dùng thuốc…).

Với bệnh huyết áp do nguyên nhân thứ phát nếu tìm ra nguyên nhân gây bệnh và điều trị triệt để nguyên nhân gây bệnh thì bệnh cao huyết áp khỏi hẳn.

Hậu quả của bệnh tăng huyết áp:

Tăng huyết áp dẫn đến hậu quả xấu đối với cơ thể như suy tim, suy thận…

Tim: Gây dày thành tâm thất trái, loạn nhịp tim, dẫn đến suy tim, hẹp động mạch vành, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim.

Thận: Suy thận

Não: Xuất huyết não, nhũn não, cơn thiếu máu não thoáng qua, sa sút trí tuệ.

Mạch máu: Phình và bóc tác động mạch chủ, tổn thương mạch máu đáy mắt.

Các tai biến thường gặp do bệnh tăng huyết áp:

Tai biến mạch máu não (đột quỵ) và nhồi máu cơ tim là hai tai biến nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp:

Tăng huyết áp nguyên phát (huyết áp vô căn) tuy không tìm được nguyên nhân nhưng có thể do nhiều yếu tố kết hợp với nhau làm tăng huyết áp.

Tuổi: Tuổi càng cao tỷ lệ tăng huyết áp càng cao.

Di truyền: Cha mẹ bị tăng huyết áp, con cái dễ mắc bệnh cao huyết áp.

Tăng cân: chiểm tỷ lệ 53% số người béo phì.

Tiểu đường: Thường do hậu quả của biến chứng thận.

Stress: Những người thường xuyên bị stress dễ bị bệnh tim mạch và tăng huyết áp.

Hút thuốc lá: Làm rối loạn mạch đập, mạch máu co lại… tăng huyết áp.

Ít vận động

Thói quen ăn mặn: Làm giữ muối, nước tăng thể tích máu làm tăng huyết áp.

Xơ vữa động mạch: Do rối loạn mỡ máu.

Điều trị

Ăn nhiều rau xanh, đậu, trái cây, hạt ngũ cốc, cá.

Uống thức uống có cồn vừa phải.

Kiểm soát không bị béo phì

Đi bộ hay đạp xe 40 phút/ ngày và tập thể dục nhiều giờ trong tuần.

Không hút thuốc lá.

Giảm cân, béo phì

Nên ăn nhạt.

Tập Thái cực quyền, dịch cân kinh, khiêu vũ …

Kiểm soát Stress.

Ngồi thiền

Thuốc tây y:

Không nhất thiết khi bị tăng huyết áp phải điều trị ngay bằng thuốc hạ áp. Cần theo dõi từ 3-6 tháng và điều chỉnh hành vi nếu sau 3-6 tháng huyết áp không giảm cần điều trị thuốc.

Mục tiêu đưa huyết áp hạ dưới 140/90 mmHg

Điều trị bằng thuốc ngay khi:

Chỉ số (mmHg)
Điều trị
>180/110
Dùng thuốc hạ áp ngay
>140>90 (mắc kèm các bệnh tiểu đường, thận mãn tính…)
Dùng thuốc hạ áp ngay

Coversyl plus: Là thuốc có hai thành phần bao gồm thuốc hạ huyết áp và lợi tiểu.

Nifehexal Retard 20mg: Có tác dụng kéo dài 24h, uống 1 lần điều trị cả ngày.

Do có rất nhiều loại thuốc huyết áp trên thị trường, thuốc có thể hợp người này nhưng không hợp người kia, nên bệnh nhân nên đến khám bác sỹ chuyên khoa để có đơn thuốc phù hợp. Tuân thủ điều trị và tái khám đúng hẹn.

Xử trí cơn tăng huyết áp kịch phát:

Khi đo huyết áp chỉ số huyết áp tối đa >=50mmHg và huyết áp tối thiểu >=40mmHg so với chỉ số huyết áp trước đó (đo lúc nghỉ ngơi) thì được coi là huyết áp kịch phát.

Triệu chứng: Nhức đầu, đau tức ngực, hoa mắt chóng mặt, nẩy đom đóm, hiện tượng nhìn thấy ruồi bay, khó thở, nôn mửa, mệt mỏi…

Xử lý: Cho người bệnh nằm nghỉ, thư giãn, tránh căng thẳng thần kinh, nằm nghỉ ở tư thế nửa nằm nửa ngồi.

Dùng các loại thuốc huyết áp đang sử dụng hàng ngày. Kết hợp với các thuốc lợi tiểu, an thần.

Thuốc an thần là rất cần thiết. Nên ngậm dưới lưỡi 1 viên Senduxen hay Trenxene.

Rất thận trọng dùng thuốc hạ huyết áp có tác dụng nhanh. Hạ huyết áp quá nhanh có thể gây ra đột quỵ. Chỉ dùng khi có sự theo dõi của thầy thuốc.

Gọi 115 hỗ trợ y tế (nếu cần thiết).

Cơn tai biến mạch máu não thoáng qua:

Thường xảy ra đột ngột và khỏi hoàn toàn trong vòng 24h, thường khỏi dưới 30 phút. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tai biến thực sự.

Triệu chứng:

Mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, một hoặc hai bên; liệt nhẹ nửa người; rối loạn cảm giác nửa người; rối loạn ngôn ngữ; rối loạn thăng bằng.

Theo y học cổ truyền:

Bệnh danh: Trong y học cổ truyền không có bệnh danh huyết áp thấp. Các bệnh hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu được quy nạp với bệnh danh huyễn vựng, đầu thống (nhức đầu).

Nguyên nhân:

Do mất cân bằng âm dương, rối loạn một số chức năng tạng phủ trong cơ thể, thường có một số thể:

Thể can thận hư:

Hay gặp ở người lớn tuổi do xơ cứng động mạch; Triệu chừng thường nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, hoảng hốt, ít ngủ, hay mê, đau lưng, mỏi gối, miệng khô, mặt đỏ, mạch huyền tế sác (nếu bệnh thiên về âm hư).

Thể âm hư hỏa vượng:

Thường gặp ở người trẻ và phụ nữ tiền mãn kinh.

Triệu chứng: Hoa mắt chóng mặt, ù tai, miệng khô khát, đắng, ít ngủ, mạch hyền sác(mạch nhanh, cứng) hay cáu gắt.

Bệnh thiên về âm hư: Triệu chứng: Hoa mắt, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, hay quên, long bàn tay, bàn chân nóng, mạch huyền tế sác (mạch cứng, nhỏ, nhanh).

Bệnh thiên về hỏa vượng: Triệu chứng: Đau đầu dội, mắt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, mạch huyền sác hữu lực (mạch nhanh, mạnh).

Thể tâm tỳ hư:

Hay gặp ở người già kèm bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng mãn tính.

Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ít ngủ, ăn uống kém, thường đi phân lỏng, đầu choáng, mắt hoa, rêu lưỡi nhợt..

Bệnh thiên về dương hư: Triệu chứng: Sắc mặt trắng, lưng, chân, gối yếu mềm, đi tiểu nhiều, liệt dương, di mộng tinh, mạch trầm tế (mạch chìm, nhỏ).

Thể đàm thấp

Thường gặp ở những người béo phì, nghiện thuốc lá, uống rượu nhiều, cholesterol máu cao…

Triệu chứng: Ngực tức, tim đập mạnh, khó thở, hồi hộp, chân tay tê, đầu nhức căng, chóng mặt, hoa mắt, ăn ngủ kém, rêu lưỡi trắng daỳ, người nặng nề…

Bài thuốc kinh nghiệm:

Thể âm hư hỏa vượng:

Bài 1.Thiên ma câu đằng ẩm: thiên ma, chi tử (mỗi loại 8g); Bạch linh, đỗ trọng, ngưu tất, hoàng cầm (mỗi loại 12g); Câu đằng, tang ký sinh, dạ giao đằng, ích mẫu (mỗi loại 16g) và 20g thạch thuyết minh (vỏ bào ngư). Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Gia giảm: Nhức đầu nhiều thêm cúc hoa 12g; khó ngủ thêm táo nhân 20g, bá tử nhân 20g.

Bệnh âm hư hỏa vượng, thiên về âm hư dùng các vị trạch tả, bạch linh, đơn bì (mội vị 12g), sơn thù, hoài sown (mỗi vị 16g), kỳ tử, cúc hoa (mỗi vị 20g), thục địa 32 g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Bài 2: Kỷ cúc địa hoàng gia giảm: Kỷ tử, cúc hoa, sơn thù, đơn bì (mỗi loại 10g), hoài sơn, quy bản (mỗi loại 16g), thục địa, đơn sầm (mỗi loại 12g), mẫu lệ 30g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thể cân thận hư:

Bài 1: Lục vị:

Thục địa 32g, hoài sơn, sơn thù (mỗi loại 16g), bạch lịnh, trạch t, đơn bì (mỗi loại 12g), đương quy, bạch thược (mỗi loại 8g).

Can thận dương hư: Dùng bài lục vị trên gia giảm ba kích, ích trí nhân, thỏ ty tử (mỗi loại 12g), đỗ trọng 16g.

Bí phương thể này dùng bài: Nhất quán tiên gia giảm: sa sâm, huyền sầm, sinh địa, câu đằng, hạ khô thảo, hạ liên thảo, thạch thuyết minh, táo nhân (mỗi vị 16g), đương quy, mạch môn, kỷ tử, cúc hoa, trần bì, nữ trinh tử (mỗi vị 10g), xuyên luyện tử 6g. Sắc uống ngày 1 thang (nếu can thận âm hư).

Nếu âm dương lưỡng hư dùng bài bí phương Kim quỹ thận khí hoàn gia giảm: thục địa 32g, câu đằng 20g, sơn thù, hoài sơn, hải tảo, cúc hoa, tiên liên bì, đan sâm, xuyên khung (mỗi vị 16g), bạch linh, đơn bì, trạch tả (mỗi vị 12g), nhục quế 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể tâm tỳ hư:

Bài 1: Quy tỳ thang gia giảm:

Đẳng sâm, bạch truật, hoa hòe, tang ký sinh, táo nhân, long nhãn, ngưu tất (mỗi loại 12g), hoàng cầm, viễn chí, mộc hương, đương quy (mỗi loại 8g). Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Ôn dương giáng áp:

Thái tử sâm, đan sâm, bạch linh (mỗi vị 20g), hoàng kỳ, phụ tử chế, tiên linh bì, bá tử nhân, trạch tả, táo nhân (mỗi vị 16g), đào nhân, sinh khương (mỗi vị 10g) quế chi 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thể đàm thấp:

Bài 1: Thiên ma, câu đằng, ngưu tất, hoa hòe, ý dĩ (mội loại 16g), bán hạ, bạch truật (mỗi vị 12g), trần bì, bạch linh (mỗi vị 8g), cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Giả quyết thất vị thang:

Hoàng kỳ, đại giả thạch (mỗi vị 30g), đẳng sâm, bạch linh (mỗi vị 16g), bạch truật, cam thảo (mỗi vị 10g), thảo quyết minh 24g, bán hạ 12g, trần bì 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Với các bài cổ phương bí thương trên: Mỗi đợt điều trị khoảng 2 tuần.

Một số món ăn điều trị Huyết áp cao.

1.Canh rau cần.

Rau cần nước: 500g; Táo đen: 250g.

Táo đen rửa sạch, bỏ hột, rau cần cắt khúc nấu chung cho chín.

Công dụng: Tu bổ can thận, khử mỡ, hạ huyết áp, thích hợp bệnh cao huyết áp kèm tiểu đường.

2.Canh cải cúc trứng gà.

Cải cúc: 300g; Trứng gà: 2 quả; muối dầu vừng vừa đủ.

Cải cúc rửa sạch, cắt khúc ngắn đập trứng gà vào bát đánh đều.

Đun nước sôi, cho cải cúc vào, khi sôi từ từ cho trứng gà vào quấy đều, đun thêm một lúc, thêm gia vị vừa phải.

Công dụng: Thanh niệt, giảm huyết apsthichs hợp với người thể trạng hư nhược.

3.Canh bí đao cá trắm

Bí đao 500g, cá trắm: 200g

Lượng vừa rượu gạo, muối, hành, gừng, nước luộc gà.

Cá trắm làm sạch, thái lát. Bí đao gọt vỏ rửa sạch, cắt khúc, gừng gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng.

Cho canh gà vào nồi, cho cá trắm, bí đao, rượu, muối, gừng, hành vào cùng. Nấu sôi vớt bỏ bọt, nấu lửa nhỏ vớt hành gừng ra.

Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi tiểu, thích hợp người cao huyết áp tì vị hư nhược.

4.Canh cá quả, giá, cải canh

Cá quả: 50g; Giá 50g; Cải canh: 50g; Tỏi 10g; Hành 5g; Dầu mè 30g

Cá làm sạch, xào chung với giá và cải xanh, cho hành tỏi vaofcho thơm. Cho vào nồi nước nấu sôi, cho gia vị nêm vừa ăn. Mỗi ngày ăn một lần.

Tác dụng: Bổ âm, ích khí, hạ huyết áp.

5.Canh gà ác, hà thủ ô.

Gà ác trống: 1 con; Hà thủ ô: 10g; Sơn tra: 10g; Tỏi 10g; Gừng 5g; Hành 5g; Muối 1 ít.

Gà làm sạch, bỏ long, cắt miếng. hà thủ ô rang muối khô, tán thành bột. Sơn tra rửa sạch, bỏ hột cắt miếng. Thịt gà ướp gừng, hành, tỏi, muối vào trộn đều, sau đó cho hà thủ ô, sơn tra nấu thành canh. Ba ngày ăn 1 lần.

Tác dụng: Bổ âm, bổ huyết, giảm mỡ, hạ huyết áp.

6.Canh gà, đông trùng hạ thảo

Gà ri: 1 con; Đông trùng hạ thảo 15g; Cải canh: 50g; Hành 5g; Gừng 5g; Tỏi 10g.

Gà ri làm sạch, bỏ bộ lòng, ướp gừng, hành. Đông trùng hạ thảo ngâm rượu, rửa sạch. Tỏi đập dập. Thịt gà và đông trùng hạ thảo cho vào nồi, đổ chừng nửa lít nước nấu sôi, sau đó vặn nhỏ lửa nấu thêm 40 phút thì cho cải canh vào đun sôi lại bắc ra ăn. Mỗi tuần ăn 1 lần.

Công dụng: Bổ phế, thận, trị ho, hạ huyết áp.

7.Canh gà, cà tím.

Gà giò: 1 con; Cà tím: 200g; Sơn tra: 15g; Gừng: 3g; Dàu một lượng thích hợp. Gia vị vừa đủ

Gà làm sạch, bỏ lòng, cà tím rửa sạch, cắt miếng, sơn tra bỏ hạt, rửa sạch, cắt miếng, gừng cắt lát, hành cắt khúc. Để nồi nóng, đổ dầu vào, chờ dầu nóng bỏ gừng, hành vào phi cho thơm. Lấy gà bỏ vào xào xơ. Đổ nước vào bỏ cà, sơn tra, gia vị nấu sôi bằng lửa lớn, sau sôi vặn nhỏ lửa đun thêm chừng 30 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần dùng thay thức ăn.

Tác dụng: Tiêu thực, tan ứ, giảm mỡ, hạ huyết áp.

8.Canh ốc, cần tây

Ốc đồng: 50g; Thịt lợn nạc: 20g; Cần tây: 50g; Đậu đỏ: 15g; Nấm hương: 15g; Gừng 3g; Hành 10g; Tỏi 10g; Nước tương (xì dầu): 10g; Dầu, gia vị vừa đủ

Thịt ốc đồng rửa sạch, cắt miếng, thịt lợn cắt miếng, cần tây rửa sạch, cắt khúc, đậu đỏ rửa sạch, nấm hương ngâm nước cho mềm, bỏ cuống, cắt làm 2, gừng cắt lát, hành cắt khúc, tỏi bỏ vỏ, cắt làm 2.

Nấu đậu đỏ với 1 lít nước cho chín đậu. Ốc, thịt lợn, hành tỏi xào xơ. Cho đậu đỏ đã nấu chín cùng vào nồi ốc thịt. Cho cần tây, nấm hương, xì dầu vào nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó để lửa nhỏ hầm nhừ. Mỗi ngày ăn 1 lần

Tác dụng: Trừ thấp, lợi tiểu, giảm mỡ, hạ huyết áp.

9.Canh thịt bồ câu, đông trùng hạ thảo:

Bồ cầu: 1 con; Đông trùng hạ thảo: 10g; Sơn tra: 15g; Gừng: 5g; Hành: 10g; Tỏi: 10g; Gia vị vừa đủ.

Bồ câu bỏ lòng, đuôi và móng, làm sạch, chặt miếng, đông trùng hạ thảo ngâm rượu, rửa sạch, sơn tra rửa sạch, bỏ hột, cắt miếng, gừng cắt lát, hành cắt khúc, tỏi bỏ vỏ, cắt lát.

Cho tất cả vào nồi đun với 1 lít nước, nấu sôi bằng lửa lớn sau đó đun nhỏ lửa 45 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần, ăn thịt uống canh.

Tác dụng: Bổ thận dương, hạ huyết áp.

10.Mực hấp gừng.

Mực lá 500g; Gừng nhỏ 1 nhánh; Mắm tôm, muối, tiêu đường.

Mực lá rửa sạch với nước pha rượu trắng, khứa vảy rồng, thái miếng vừa ăn. Gừng gọt vỏ thái miếng mỏng. Cho vào bát – hấp chin.

Công dung: Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp.

11.Thịt bò nấu sâm, táo

Thịt bò: 50g; Nhân sâm: 10g; Táo đỏ: 10 trái; Hành 10g, dầu mè gia vị vừa đủ

Thịt bò rửa sạch, cắt miếng mỏng, nhân sâm ngâm nước cơm cho mềm, cắt miếng. táo đỏ rửa sạch, bỏ hột, gừng cắt lát, hành cắt khúc.

Để nồi nóng, đổ dầu vào cho nóng phi hành, gừng bỏ thịt bò, đông trùng vào cho thêm 1 lít nước đun khoảng 45 phút là được. Mỗi ngày ăn 1 lần ăn cái uống nước.

Tác dụng: Bổ ích khí huyết, hạ huyết áp.

12.Thịt rùa hầm ngưu tất (cỏ xước)

Rùa: 1 con; Ngưu tất: 12g; Gừng 5g; Hành 10g; Gia vị vừa đủ.

Rùa bỏ đầu, móng và bộ lòng; ngưu tất rửa sạch ngâm nước, cắt khúc; gừng đập dập, hành cắt khúc. Bỏ rùa và ngưu tất vào nồi đổ thêm 1 lít nước, nấu sôi bằng lửa lớn, sau đó để lửa nhỏ hầm 45 phút. Mỗi tuần ăn 1 lần.

Tác dụng: Bổ thận âm, giảm mỡ, hạ huyết áp.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Huyết áp cao: Bệnh lý và cách điều trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO