Hà Nội: Cần làm rõ việc cấp GCNQSDĐ chồng chéo quy hoạch tại Chùa Vạn Niên

Hà Lan| 24/02/2022 18:08

BVCL - Mặc dù chùa Vạn Niên đã được các cơ quan, ban ngành TP. Hà Nội, Bộ VHTT xếp hạng Di tích lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia nhưng sau đó UBND thành phố Hà Nội lại cấp GCNQSDĐ cho 02 đơn vị khác trên chỉ giới của chùa.

2.jpg
Đơn kiến nghị của Ban quản lý di tích chùa Vạn Niên năm 2010

Chùa Vạn Niên nằm ở phía Tây của Hồ Tây, thuộc phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, được xây dựng từ năm Thuận Thiên thứ hai (1011) sau khi vua Lý Công Uẩn rời đô ra Thăng Long. Tên gọi ban đầu là chùa Vạn Tuế, sau đổi là Vạn Niên.

Chùa Vạn Niên là một quần thể kiến trúc Phật giáo. Chùa được tạo bởi công trình nghệ thuật bằng gỗ với hoa văn họa tiết văn hóa phương Đông. Các nếp nhà được xây dựng hướng Đông theo bố cục mặt bằng gồm: tam quan, chùa chính điện Mẫu “thờ bà chúa Liễu Hạnh”, nhà tăng, nhà phụ. Bao quanh kiến trúc là vườn cây cổ thụ tôn thêm vẻ đẹp và tạo sự u tịch, tĩnh lặng nơi cửa thiền, làm nên một tổng thể di tích văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hài hòa.

Chùa Vạn Niên gồm năm gian bái đường và ba gian bảo điện nối nhau thành chữ Đinh. Chùa cũng giống như nhiều chùa ở miền Bắc, trên cao có Tam Thế Phật, dưới là A Di Đà Phật, dưới nữa là Quan Âm, Đặc biệt, hiện nay, trên nóc chùa vẫn còn ba chữ triện đắp nổi “Vạn Niên tự”, mang ý nghĩa chùa trường tồn mãi cùng với thời gian.

4.jpg
Vẻ đẹp cổ kính của chùa Vạn Niên

Hiện Chùa còn giữ bộ di vật cổ quý gồm hơn 40 pho tượng tròn và 10 đạo sắc phong thần của thời Lê, Tây Sơn; có bài ký trên chuông đồng “Vạn Niên Tự Chung” đúc vào thời Gia Long. Trải qua 1000 năm lịch sử với những biến thiên của thời cuộc, chùa đã nhiều lần được tu sửa, đặc biệt từ năm 1992 đến nay, Chùa được trùng tu tôn tạo lớn. Nhiều nhà sư danh tiếng của Việt Nam đã từng trụ trì ở đây như Hòa thượng Lâm Tuệ Sinh, Hòa thượng Lý Thảo Đường, Hòa thượng Thích Viên Thành…

Năm 2010, nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Chùa Vạn Niên làm lễ an vị khánh thành Điện Phật ngọc. Tượng Phật được tạc bằng khối ngọc tự nhiên quý hiếm từ Myanmar có chiều cao 1,3m, nặng 600 km. Tượng phật thiêng có một không hai ở Việt Nam đã tạo thêm sự hấp dẫn của ngôi chùa cổ.

Chùa tuy không lớn nhưng do nằm ở gần Hồ Tây nên cảnh quan thoáng đãng, trong lành, không khí thanh tịnh, yên ắng, rất hợp với khung cảnh của chốn thiền môn. Với những giá trị lịch sử và văn hóa độc đáo như trên, năm 1996, chùa đã được Bộ VHTT xếp hạng Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia. Hiện, di tích này vẫn luôn được chính quyền và nhân dân quận Tây Hồ gìn giữ, tu bổ tôn tạo ngày một khang trang hơn để giữ được nét đẹp truyền thống và cổ kính cho không gian văn hóa của Thủ đô Hà Nội.

Theo biên bản đề nghị xếp hạng di tích năm 1994, các cấp chính quyền từ xã, huyện đến thành phố đều thống nhất “Bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Vạn Niên” được trích lục bản đồ năm 1960, tờ số 8. Khu vực 1 của di tích bao gồm các công trình kiến trúc, khu vực hai là những thửa ruộng, cây xanh của nhà chùa.

Đến năm 1996, Bộ Văn hóa Thông Tin ra quyết định xếp hạng Chùa Vạn Niên là di tích nghệ thuật Quốc Gia. Thêm một lần nữa, những công trình kiến trúc, khu vực bảo vệ hai của di tích chùa Vạn Niên đã được Pháp luật bảo vệ.

Hiện nay hai đơn vị trường đạo tạo lái xe giao thông vận tải và đơn vị quân đội T79 mượn đất của chùa để xây dựng cơ sở trên diện tích đất khu vực 2 của chùa trong nhưng năm khánh chiến, đến nay hòa bình lập lại, đơn vị quân đội mượn đất của chùa đã giải thể nhưng không giao lại đất trả nhà chùa, mà lại giao lại cho đơn vị quân đội T79.

3.jpg
Bản đồ khoanh vùng bảo vệ Di tích kiến chúc nghệ thuật Chùa Vạn Niên

Được biết, trường đạo tạo lái xe giao thông vận tải và đơn vị quân đội T79 nằm trong khu vực bảo vệ hai của nhà chùa tức là nằm trong chỉ giới 2 của Chùa Vạn Niên.

Chùa Vạn Niên đã được ông Triệu văn Hải - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký văn bản yêu cầu bảo vệ diện tích đất của di tích. Nhưng sau khoảng gần 8 năm, UBND TP. Hà Nội lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hai cơ quan, đơn vị nằm trong diện tích đất của chùa Vạn Niên.

Sự tiền hậu bất nhất trong việc ra quyết định khoanh vùng bảo vệ Chùa Vạn Niên và sau đó lại cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên đất nằm trong khu di tích đang gây bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đề nghị UBND TP. Hà Nội kiểm tra, làm rõ trả lời nhân dân đồng thời tiến hành bảo vệ, trả lại sự nguyên vẹn cảnh quan không gian di tích chùa Vạn Niên theo luật định.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hà Nội: Cần làm rõ việc cấp GCNQSDĐ chồng chéo quy hoạch tại Chùa Vạn Niên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO