Giáo dục 4.0 trong thời kỳ dịch bệnh: Giải pháp nào cho đảm bảo chất lượng dạy và học?

Phan Bình| 12/03/2021 15:22

BVCL - COVID-19 đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến nhiều phương diện cuộc sống của con người trên toàn thế giới, trong đó có Giáo dục. Điều này khiến chúng ta cần có phương án chuyển đổi sao cho đảm bảo công tác phòng chống dịch hiệu quả mà vẫn đạt chất lượng giáo dục cho học sinh sinh viên. Vậy trong thời kỳ dịch bệnh, làm sao để nâng cao chất lượng dạy và học?

Đại dịch COVID-19 diễn ra từ cuối năm 2019 đến nay, gây ảnh hưởng toàn diện, sâu rộng đến tất cả các quốc gia trên thế giới và hiện vẫn đang diễn biến phức tạp. Kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái nghiêm trọng, Việt Nam cũng chịu tác động không nhỏ từ đại dịch về cả kinh tế, xã hội, giáo dục, y tế, xuất nhập khẩu, hàng không, du lịch,...

Trước tình hình đó, chúng ta vừa phải ưu tiên phòng chống dịch, vừa phải có các giải pháp đối phó nhằm giảm thiểu tác động của dịch bệnh, vượt qua khó khăn, tận dụng thời cơ để phục hồi đẩy mạnh kinh tế, ổn định xã hội, đồng thời đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh - sinh viên.

Tại hội nghị “Đào tạo trực tuyến của giáo dục đại học trong đại dịch COVID-19” năm 2020, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, thúc đẩy xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời là xu thế của giáo dục thế giới. Tại Việt Nam, việc triển khai đào tạo từ xa theo phương thức đào tạo trực tuyến đã có chủ trương, kế hoạch và lộ trình từ trước”.

COVID-19 là thách thức, nhưng cũng là cơ hội để ngành Giáo dục từng bước thích ứng với thời đại 4.0. Ngay khi diễn ra đại dịch, Chính phủ đã có rất nhiều giải pháp kịp thời, Bộ GD-ĐT cũng cấp phép các tỉnh thành thực hiện dạy học đại trà qua truyền hình và dạy học trực tuyến. Lịch phát sóng các bài giảng được thông báo rộng rãi để học sinh có thể tham gia vào việc học, đặc biệt là cho học sinh lớp 9 và lớp 12.

giao-duc_qwlj.jpg
Trước những ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngành giáo dục đã có những thay đổi chưa từng có

Tuy nhiên, cũng đã có những dấu hỏi trước việc đào tạo online, tương tác trực tuyến giữa giáo viên và học sinh có đảm bảo được chất lượng dạy và học hay không khi triển khai phương pháp này.

Ngoài ra để phát triển mô hình giáo dục này còn rất nhiều việc phải làm; đó là con người, phương tiện, chương trình giáo dục… Mô hình học trực tuyến cũng chỉ khả thi khi điều kiện kinh tế của gia đình học sinh đáp ứng được các đòi hỏi về trang thiết bị học tập.

Để giúp con em mình vừa phòng tránh đại dịch, vừa đảm bảo tiếp thu kiến thức vững chắc thì phụ huynh và nhà trường cần tìm ra một giải pháp phù hợp nhất.

Việc học online sẽ gây mệt mỏi và nhàm chán do đó kiến thức được truyền đạt cần được tinh giản và làm cho sinh động. Không thể “bưng nguyên” bài giảng khi học tại trường để giảng bài online được vì năng lực theo dõi và hấp thụ thông tin khi học online bị giảm sút đáng kể.

Để giảm bớt nhàm chán và tăng cường sự chủ động, thầy cô cần đưa thêm nhiều hoạt động tương tác vào giờ học. Những phần kiến thức lý thuyết cần được tóm gọn và gửi đến học sinh trước buổi học. Trong giờ học, thầy cô nên đẩy mạnh các hoạt động tương tác giúp học sinh hiểu rõ và ghi nhớ kiến thức lâu dài.

Không gian học và tâm thế học rất quan trọng. Giờ học online cần được tiến hành trong phòng kín, không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động từ các thành viên khác trong gia đình. Phụ huynh cũng cần trang bị các thiết bị nghe nhìn tốt và ổn định để việc học không bị gián đoạn hoặc bị giảm chất lượng giao tiếp do các thiết bị không đủ tốt hoặc đường truyền không ổn định. Trang phục khi ngồi học cũng phải nghiêm túc như trang phục trên lớp để nâng cao tinh thần học tập.

Những hạn chế của việc học online có thể dẫn đến việc các con bị hổng kiến thức do không được hỗ trợ giải đáp kịp thời các thắc mắc. Đối với giờ học trên lớp, ngoài việc nghe giảng, các con có thể trao đổi trực tiếp với thầy cô hoặc các bạn để nắm bắt những phần kiến thức chưa rõ hoặc bị bỏ sót. Việc học online hạn chế khả năng này dẫn đến nguy cơ bị hổng kiến thức rất cao. Một trong những giải pháp được nhiều phụ huynh áp dụng để giải quyết vấn đề nêu trên là tìm thêm gia sư giúp rà soát và bổ sung kiến thức.

Gia sư sẽ giúp các con rà soát hệ thống hóa kiến thức, làm rõ các phần bài học chưa rõ, bổ sung các phần kiến thức còn thiếu từ đó giúp con làm chủ được kiến thức phù hợp với yêu cầu của các kỳ thi.

Trong suốt thời gian diễn ra dịch bệnh, Tổ chức giáo dục Blacasa thông qua chương trình Bmentor đã giúp hàng trăm em học sinh trên khắp Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác khắc phục khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức từ nhà trường và giúp các bậc phụ huynh yên tâm với việc học tập của con em mình, đặc biệt là các em học sinh đang ôn thi vào trường chuyên, trường điểm, ôn thi THPT,...

Mang đúng ý nghĩa của tên gọi, chương trình Bmentor đóng vai trò như một trợ lý học tập, giúp học sinh kịp thời rà soát và bổ sung kiến thức, tự tin đối diện với các kỳ thi. Ngoài một gia sư trực tiếp giảng dạy tại nhà, học viên của chương trình còn được một giáo viên theo dõi quá trình học để kịp thời điều chỉnh lộ trình học tập. Chương trình cũng cung cấp một ứng dụng di động để phụ huynh theo dõi sát sao quá trình học và tải các đề thi, bài giảng từ kho học liệu độc quyền của chương trình.

Những giải pháp nêu trên là cần thiết để đảm bảo chất lượng dạy và học cho học sinh khi ngành giáo dục tiến hành dạy học online để đối phó với dịch bệnh. Về phía nhà trường, cần tinh giản chương trình, thay đổi phương pháp tương tác, rút ngắn thời gian mỗi tiết học. Về phía học sinh, cần trang bị cơ sở vật chất, thay đổi thói quen và có thêm gia sư hỗ trợ khi cần thiết. Làm tốt những điều nêu trên, gia đình và nhà trường sẽ đảm bảo được chất lượng dạy và học trong thời kỳ dịch bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giáo dục 4.0 trong thời kỳ dịch bệnh: Giải pháp nào cho đảm bảo chất lượng dạy và học?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO