Do thân phận đặc biệt, Đường Tăng luôn là mục tiêu bị nhiều yêu quái dòm ngó thèm thuồng vì muốn được bất lão. Tuy nhiên, kết quả là không một yêu quái nào có thể đụng đến Đường Tăng. Tại sao chúng không tìm đến quả nhân sâm hay đào tiên?
Trong nguyên tác "Tây Du Ký" của tác giả Ngô Thừa Ân, đào tiên ra hoa kết quả mất mấy nghìn năm, quả chín mất thêm 9.000 năm. Ai có phúc ăn được đào tiên sẽ trường sinh bất lão.
Dù ở "Tây Du Ký" không viết rõ về Tây Vương Mẫu, nhưng tất cả các vị thần ở thiên giới đều cung kính bà. Đào tiên do Tây Vương Mẫu cai quản, chính vì quý giá như vậy, nên chỉ có những vị đại tiên, thượng tiên mới có tư cách thưởng thức.
Khi các tiên nữ hái đào, Tôn Ngộ Không có hỏi danh sách người được Vương Mẫu mời đến dự bàn đào có viết: "Lệ thường thì mời Phật Tổ bên Tây Phương, Quan Âm bên Nam Hải, Sùng Ân bên Ðông huê, Huỳnh Linh bên Bắc địa, Huỳnh Giác ở Trung ương và Tam Thanh, Tứ đế, Thái Ất, Bát tiên, Ðịa tạng vương, Thập điện, Tứ Hải long vương, và các vị thần tiên tinh tú, đồng hội tề, rước Thượng Ðế qua phó Bàn Ðào".
Sau khi lừa thổ địa trông coi ra ngoài, Tôn Ngộ Không đã phá tan nát vườn đào, ăn đến mức mệt và ngủ thiếp đi trên cành đào, khiến hội bàn đào năm đó đổ bể, Thiên Đình phẫn nộ.
Vì đào tiên ở trên thiên đình lại do Tây Vương Mẫu cai quản. Còn các yêu quái ở trần gian thì không thể lên thiên đình lấy trộm đào. Trong khi các thần tiên có pháp lực thu phục yêu quái đều ở thiên đình, dưới trướng của Ngọc Hoàng và Tây Vương Mẫu.
Bên cạnh đào tiên, "Tây Du Ký" còn một loại quả khác gây tò mò không kém là nhân sâm của Trấn Nguyên Tử đại tiên. Trong nguyên tác, tác giả Ngô Thừa Ân miêu tả loại nhân sâm trên 3.000 năm mới ra hoa, 3.000 năm sau nữa mới kết quả, muốn quả chín ăn được lại phải đợi thêm 3.000 năm nữa. Người nào có phúc được ngửi quả ấy một lần thì sẽ sống thọ 360 tuổi, ăn được một quả thì sẽ sống mãi 47.000 năm.
Cây nhân sâm của Trấn Nguyên Tử sinh ra từ khi càn khôn còn hỗn độn, trời đất còn mờ mịt chưa phân. Khắp tứ đại bộ châu trong thiên hạ thì chỉ có Ngũ Trang Quán ở Tây Ngưu hạ châu là sản sinh ra cây ấy, có tên là “Vạn Thọ thảo hoàn đơn”, cũng gọi là “Nhân sâm quả”.
Năm đó Tôn Ngộ Không đại náo Ngũ Trang Quán, đánh đổ cây nhân sâm, phải nhân lúc nửa đêm vội vàng dẫn theo mọi người chạy trốn, nhưng Trấn Nguyên Tử dễ dàng đuổi kịp. Ba đồ đệ của Đường Tăng hiệp lực đánh trả, nhưng chưa kịp xuất chiêu đã bị Trấn Nguyên Tử tóm gọn vào ống tay áo. Ngộ Không đành đi khắp trên trời dưới đất để cầu cứu các tiên nhân khác ra tay cứu sống lại cây nhân sâm đã bị đánh đổ lúc trước.
Khi Tôn Ngộ Không đến Bồng Lai tiên cảnh, gặp ba vị tiên ông là Thọ tinh, Phúc tinh, và Lộc tinh. Ba vị nói rằng, họ tuy là thần tiên nhưng về thứ bậc thì vẫn còn kém xa: “Trấn Nguyên tiên là tổ địa tiên, còn chúng tôi là tôn phái thần tiên... Nếu như đánh giết những con muông chạy chim bay, giống có vây có vỏ thì chỉ dùng viên đan lúa mạch của chúng tôi cũng có thể cứu sống được. Còn như cây nhân sâm ấy là giống cây tiên, chữa thế nào được? Không có thuốc, không có thuốc đâu!”. Điều đó nói nên nguồn gốc cao quý của Trấn Nguyên đại tiên và cây Nhân sâm là thứ linh thiêng của đất trời, so về tầng thứ thì còn cao hơn cả Thọ tinh, Phúc tinh, và Lộc tinh.
Vì không ai đủ phép thuật để giúp nên Tôn Ngộ Không ngoài Quan Âm Bồ Tát. Ngay khi gặp Tôn Nghộ Không, Quan Âm Bồ Tát liền quở trách: “Cái con khỉ này, không biết phải trái, cây nhân sâm đó là cây thiêng từ thuở khai thiên lập địa; Trấn Nguyên Tử lại là tổ địa tiên, đến ta cũng phải nhân nhượng 3 phần”.
Như vậy, có thể thấy Trấn Nguyên Tử là người có pháp lực cao cường vượt xa Tôn Ngộ Không và nhiều thần tiên khác, các yêu quái không dám đến lấy trộm quả nhân sâm.