Nâng cao năng suất lao động là vấn đề sống còn với tất cả các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên tiến trình chuyển đổi số, hội nhập quốc tế sâu rộng. Bởi lẽ, nâng cao năng suất đồng nghĩa với nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và bắt kịp các quốc gia trong khu vực.
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ và truyền thông, E-learning (học trực tuyến) ra đời như một cuộc cách mạng về dạy và học, trở thành một xu thế tất yếu của thời đại.
E-learning là một hình thức giáo dục hiện đại, sử dụng công nghệ thông tin và internet để cung cấp kiến thức và đào tạo từ xa. Thay vì đến lớp học truyền thống, người học có thể tiếp cận tài liệu học, tham gia vào các bài giảng và thực hiện bài tập thông qua các nền tảng trực tuyến.
E-learning mang lại sự linh hoạt cao, cho phép học tập theo thời gian và không gian tự chọn, phù hợp với nhu cầu của từng cá nhân. Nó cung cấp cơ hội học tập liên tục và không giới hạn địa lý, giúp người học nâng cao kỹ năng và kiến thức một cách thuận tiện và hiệu quả.
E-learning đang trở thành một xu hướng quan trọng trong giáo dục hiện đại, đóng góp vào sự phát triển của xã hội thông minh và kinh tế số.
Nhận thấy rằng đào tạo E-learning sẽ đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho các doanh nghiệp, Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (thuộc Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã triển khai chương trình đào tạo trực tuyến cho doanh nghiệp nhỏ và vừa với hệ thống bài giảng trực tuyến phong phú về nội dung, bao trùm các vấn đề trọng yếu đối với doanh nghiệp như chuyển đổi số, bán hàng, tiếp thị, tài chính, kế toán, nhân sự, sản xuất, tư duy chiến lược và kỹ năng lãnh đạo…
Nâng cao năng suất lao động là vấn đề sống còn với tất cả các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trên tiến trình chuyển đổi số, hội nhập quốc tế sâu rộng. Bởi lẽ, nâng cao năng suất đồng nghĩa với nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, qua đó bảo đảm sự phát triển nhanh, bền vững, thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình và bắt kịp các quốc gia trong khu vực.
Đây cũng chính là nội dung được đưa ra trong một số chuyên đề “đinh”: “Năng suất số trong doanh nghiệp” của dự án đào tạo trực tuyến E-learning hỗ trợ đào tạo từ xa của Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa phía Bắc (thuộc Cục phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư).
Với 7 chuyên đề được thiết kế từ khái quát đến cụ thể, ThS. Vũ Tuấn Anh - Chuyên gia chuyển đổi số - khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hiểu từ A - Z các vấn đề liên quan đến năng suất số; môi trường làm việc số; các năng lực số cần thiết; triển khai năng suất số trong doanh nghiệp…
Điểm nhấn trong chuyên đề này là học phần “Thúc đẩy xây dựng văn hóa năng suất số” - đây là “nút thắt” mà bất kỳ doanh nghiêp nhỏ và vừa nào cũng cần gỡ. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tập trung đầu tư mạnh vào công nghệ, nhưng lại bỏ qua việc xây dựng và phát triển văn hóa số trong doanh nghiệp. Điều này đặt ra nguy cơ rằng, dù có đầu tư nhiều vào công nghệ mà thiếu đi sự thay đổi về tư duy và hành vi của lãnh đạo, quản lý và nhân viên có thể khiến quá trình chuyển đổi số, nâng cao năng suất gặp khó khăn và thất bại.