Trong nước

Đến 2030, Việt Nam sẽ có 50.000 kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn

Chu Phương 12/12/2023 - 13:44

Ngày 11/12, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) phối hợp với Tập đoàn Cadence và Công ty Sun Edu tổ chức Lễ khai giảng khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch. Buỗi lễ đươc diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) – Cơ sở Hòa lạc.

Đến dự và chủ trì lễ khai giảng, có Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng; Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân; Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh; Thứ trưởng các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Ngoại giao, Khoa học và Công nghệ; Cố vấn cấp cao Quốc gia về vi mạch bán dẫn - GS.TS Đặng Lương Mô; Phó Giám đốc Đại học Quốc gia TP. Hà Nội Phạm Bảo Sơn; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan; PGS.TS Nguyễn Anh Thi - Trưởng Ban Quản lý Khu Công nghệ cao TP.HCM.

Dự Lễ khai giảng còn có ông Eugene Ho - Đại diện kinh doanh cấp cao của Cadence Design system; Ông Nguyễn Trung Chính, Chủ tịch CMC; Ông Tô Dũng Thái, Chủ tịch VNPT; đại diện Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế Sun Edu; ông Trương Gia Bình - Chủ tịch FPT; ông Lưu Trung Thái - Chủ tịch MB Bank và bà Nguyễn Thị Thu Hương - Tổng Giám đốc Kinh Bắc; đại diện các nhà giáo, nhà khoa học đến từ hơn 10 trường đại học trên cả nước.

z4966643374170_0c1198257f837ca251fb559cc4841f79.jpg
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cùng lãnh đạo bộ ngành chứng kiến lễ ký MOU giữa NIC và Sun Edu về hợp tác trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn.

Theo đại diện Ban Tổ chức, lễ khai giảng khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2023 - 2030.

Trong thời gian qua, được sự phân công của Bộ KH&ĐT, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia đã làm việc với các tổ chức và tập đoàn công nghệ hàng đầu trong ngành công nghiệp bán dẫn trên thế giới để tìm kiếm các nguồn lực và cơ hội hợp tác tiềm năng cho việc thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam.

Với mục tiêu đề ra vào năm 2023, Việt Nam sẽ đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn. Việc xây dựng và phát triển các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, vườn ươm về thiết kế, phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.

Hiện nay, Trung tâm đào tạo thiết kế chip tại NIC Hoà Lạc được thành lập dưới sự hợp tác của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia với các đối tác công nghệ lớn của Hoa Kỳ như Synopsys, Đại học bang Arizona, Keysight cùng với Công ty Cổ phần Giáo dục Quốc tế SUN EDU - doanh nghiệp được hình thành bởi các chuyên gia đầu ngành người Việt có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán dẫn tại Silicon Valley, và các đối tác trong nước như VNPT, Đại học Quốc gia Hà Nội, …

Nằm trong khuôn khổ hoạt động của Trung tâm đào tạo thiết kế chip, Khóa đào tạo chuyên sâu về Thiết kế vi mạch (Digital Design – Custom IC Training) do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phối hợp với Tập đoàn Cadence và Công ty SUN EDU triển khai dành cho giảng viên các trường Đại học khu vực Hà Nội và kỹ sư tại các công ty công nghệ, muốn nâng cao năng lực thiết kế vi mạch, diễn ra trong thời gian bốn tuần, từ ngày 09/12/2023 đến ngày 26/01/2024 tại NIC Hòa Lạc và NIC Hà Nội. Khóa đào tạo này sẽ tập trung vào việc hướng dẫn và huấn luyện kỹ thuật Digital Design trên phần mềm thiết kế vi mạch Innovus nổi tiếng của Cadence, tạo cơ hội cho các giảng viên nắm vững và ứng dụng kiến thức hiện đại vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu.

Chương trình được xây dựng với sự hỗ trợ đắc lực từ đội ngũ chuyên gia hàng đầu của tập đoàn Cadence - một trong những thương hiệu hàng đầu thế giới về công cụ tự động hóa thiết kế điện tử - Electronic Design Automation (EDA) và thiết kế vi mạch. Đặc biệt, còn có sự tham gia của các giảng viên đến từ Đại học bang Arizona (ASU), là top 10 đại học danh tiếng của Hoa Kỳ với các chuyên gia có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm lâu năm về mạch tích hợp bán dẫn. Khóa đào tạo này sẽ tập trung vào việc hướng dẫn kỹ thuật và huấn luyện kỹ thuật Digital Design trên phần mềm thiết kế vi mạch Innovus nổi tiếng của Cadence, tạo cơ hội cho các giảng viên nắm vững và ứng dụng kiến thức hiện đại vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu.

z4966643895728_341a6c69d377c8b0f9fba75e640c28e3.jpg
CEO Nvidia ký tên trên tấm bảng tại Trung tâm vi mạch bán dẫn mới thành lập.

Ông Michael Shih, Phó Chủ tịch phụ trách kinh doanh khu vực châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản của Cadence Design Systems, cho biết: “Chúng tôi cam kết nuôi dưỡng thế hệ các nhà đổi mới và công nghệ tiếp theo, đồng thời đóng góp cho giáo dục thiết kế vi mạch tại Việt Nam thông qua mối quan hệ hợp tác liên tục với NIC. Chương trình Đào tạo Giảng viên (ToT) là một phần trong hoạt động hợp tác của chúng tôi với NIC nhằm thúc đẩy đổi mới thiết kế vi mạch tại Việt Nam. Với kiến thức về các kỹ năng quan trọng và kinh nghiệm thực tế, những giảng viên này có thể đào tạo những tài năng tiên phong cho lực lượng lao động tương lai trong ngành bán dẫn”.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ khai giảng, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam giai đoạn 2021-2030 xác định phát triển công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp bán dẫn là một trong những lĩnh vực tạo đột phá cho phát triển, là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH&ĐT phối hợp với các cơ quan, doanh nghiệp liên quan xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn với mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam đào tạo được 50.000 kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn trong đó dự kiến có khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế chip.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT nhấn mạnh, hiện nay Bộ đã giao NIC triển khai các hoạt động hợp tác, kết nối với các tập đoàn trong nước và quốc tế để tìm kiếm các cơ hội tiềm năng, nhằm nâng cao năng lực nội tại của Việt Nam trong ngành công nghiệp bán dẫn. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, trong chuyến thăm Hoa Kỳ vào tháng 9/2023 của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, NIC đã có những ký kết hợp tác quan trọng với các đối tác Hoa Kỳ, như: Cadence, Đại học bang Arizona, Synopsys để phát triển các trung tâm đào tạo, nghiên cứu, vườn ươm về thiết kế, phát triển sản phẩm vi mạch bán dẫn.

Việc tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo cho đội ngũ giảng viên là ưu tiên bước đầu để triển khai các hoạt động đào tạo rộng khắp ở các trường đại học, cơ sở đào tạo. Hôm nay, với sự đồng hành của Cadence, chúng ta triển khai khóa đào tạo chuyên sâu về thiết kế vi mạch dành cho giảng viên của các trường Đại học khu vực Hà Nội và kỹ sư tại các công ty công nghệ muốn nâng cao năng lực thiết kế vi mạch, qua đó ứng dụng kiến thức hiện đại vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu.

Chương trình này thể hiện sự cam kết của Chính phủ Việt Nam, Bộ KH&ĐT trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu và các yêu cầu khắt khe trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo ngành công nghiệp bán dẫn trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng", Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Tại lễ khai giảng cũng diễn ra nghi thức trao chứng nhận hỗ trợ bản quyền phần mềm thiết kế vi mạch của Tập đoàn Cadence cho các cơ sở giáo dục và đào tạo tại Việt Nam. Dịp này, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Nvidia (Hoa Kỳ) Jensen Huang, cùng các đại biểu cũng chứng kiến lễ ký MOU giữa NIC và Sun Edu về đào tạo, hỗ trợ tư vấn, hướng dẫn chuyên môn trong lĩnh vực điện tử, vi mạch bán dẫn, công nghệ có liên quan nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và thúc đẩy các hoạt động đổi mới sáng tạo.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đến 2030, Việt Nam sẽ có 50.000 kỹ sư ngành vi mạch bán dẫn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO