Theo ghi nhận trong vòng 7 tháng qua mặt hàng rau quả Việt Nam đã thu về hơn 2 tỷ USD từ thị trường Trung Quốc.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, trong 7 tháng qua "ông lớn" Trung Quốc đã chi tới 2 tỷ USD để nhập khẩu các mặt hàng rau quả của Việt Nam. Điều đó cho thấy một hướng đi mới cho nông sản Việt, mang đến cơ hội phát triển kinh tế bền vững cho bà con nông dân.
Thống kê cụ thể cho thấy chỉ trong 7 tháng kim ngạch xuất khẩu rau củ đạt 2 tỷ USD, tăng 128,5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây là tín hiệu đáng mừng cho vấn đề tiêu thụ rau quả còn nhiều khó khăn của người dân Việt đặc biệt khi mà sức mua của thị trường Mỹ, Thái Lan, Úc trong năm qua đều giảm.
Cũng trong 8 tháng đầu năm 2023, các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc... tỷ lệ nhập khẩu rau quả cũng tăng hơn so với năm 2023 lần lượt là 5,5% và 13%. Như thế, thị trường Trung Quốc vẫn được xem là thị trường lớn nhất trong xuất khẩu của rau quả Việt.
Các mặt hàng rau quả được xuất khẩu chủ yếu là: Thăng long, mít, sầu riêng, bí xanh, dứa, chuối, rau xanh các loại... Có thể nói, mặt hàng rau quả xuất khẩu khá đa dạng đến từ nhiều tỉnh thành trong cả nước.
Chuyên gia ngành rau quả cho rằng, tại thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp có thể xuất khẩu rau quả tươi. Còn với các thị trường khác, cần đẩy mạnh hàng chế biến. Đây là xu hướng chung trên toàn cầu, hiện được người tiêu dùng tại nhiều quốc gia ưa chuộng.
Tuy nhiên, để có thể xuất khẩu thành công các loại rau quả sang thị trường Trung Quốc nói riêng và thị trường quốc tế nói chung, các mặt hàng của Việt Nam cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn đề ra. Vì vậy, các cơ quan ban ngành cùng người dân cần phối hợp chặt chẽ để có được những chính sách, những tiêu chí quy chuẩn để đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cho từng lô hàng trong quá trình xuất khẩu.
Thị trường Trung Quốc là một thị trường lớn việc bứt phá về giá trị xuất khẩu sang thị trường này mang một ý nghĩa rất lớn đối với nông sản Việt Nam.