Là triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc, nhà Thanh sau bao nhiêu năm bị phong kiến cai trị khác xa với sức mạnh của các nước trên thế giới lúc bấy giờ. Sau khi bị các nước phương Tây xâm lược, nhà Thanh đã quyết định thực hiện cải cách, học tập và ứng dụng các ngành công nghiệp hiện đại.
Trên thực tế, tàu hỏa đã vào Trung Quốc vào đầu thế kỷ 20. Tuy nhiê vào năm 1902, Từ Hi phải đến Phụng Thiên (nay là tỉnh Thẩm Dương) tế tổ, trong khi Phụng Thiên cách Bắc Kinh muôn dặm xa xôi, nên bà hoàng buộc lòng phải di chuyển bằng tàu hỏa.
Vậy là sau 26 năm sau khi đường sắt được xây dựng ở Trung Quốc, Từ Hi Thái hậu đã chính thức sử dụng phương tiện di chuyển mang hơi hướng công nghiệp hóa này.
Lần đầu đi tàu, Từ Hi đã đặt ra ba quy tắc rất kỳ lạ khiến người lái tàu đang làm nhiệm vụ lúc đó muốn khóc không ra nước mắt.
Quy tắc đầu tiên: Tất cả nhân viên phải xuống tàu để Từ Hi được đi lên đầu tiên
Từ Hi cho rằng, bản thân có thân phận tôn quý trên vạn người. Nếu đội ngũ nhân viên và lái xe đều lên tàu trước thì chứng tỏ trong mắt họ không có vị thái hậu quyền lực này và hành động này thể hiện sự bất kính.
Quy tắc thứ hai: Lái tàu phải là thái giám
Thời xưa quy định rất khắt khe, người phục vụ trong hậu cung Từ Hi là thái giám trong khi những người điều khiển các đoàn tàu đều là nam giới. Cuối cùng, sau khi hội ý, Từ Hi đồng ý những nhân viên có thể lái tàu nhưng phải ăn mặc giống như 1 thái giám để khiến vị Thái hậu chuyên quyền của Thanh triều.
Quy tắc thứ ba: Trừ Từ Hi, tất cả những người xuất hiện trên chuyến tàu đều phải đứng trong suốt quãng đường di chuyển của tàu.
Từ Hi cho rằng những người lái xe phục vụ bà sao lại có thể ngồi được? Vì vậy suốt dọc đường, những người lái tàu chỉ có thể đứng lái tàu chứ không dám ngồi. Thậm chí, bà con sai thái giám canh chừng họ suốt thời gian đó. Yêu cầu này của bà đã khiến cho lái tàu và đội ngũ nhân viên trên chuyến tàu đó cả đời cũng không thể quên được.