Thái Nguyên có 11 dự án được cấp phép mới trong 6 tháng đầu năm 2022

Nguyễn Liên| 29/06/2022 19:58

BVCL - Trong những năm qua, tỉnh Thái Nguyên có nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư tại các KCN trên đia bàn. Tỉnh cũng cam kết mạnh mẽ, quyết liệt về chính sách đầu tư cho các doanh nghiệp khi đến với Thái Nguyên.

59ba077b-8003-46fb-aef4-eb07efa8e801.jpeg
Lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho các nhà đầu  đến với Thái Nguyên

Kết quả ghi nhận chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022, đã có 11 dự án được cấp phép đầu tư mới vào các khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Trong số đó, 4 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư 319,5 triệu USD và 7 dự án vốn đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư 1.063,5 tỷ đồng.

Trong số 11 dự án được cấp phép đầu tư mới, Dự án sản xuất thanh silic và tấm silic đơn tinh thể của Công ty TNHH Trina Solar Wafer (Trung Quốc) tại KCN Yên Bình có số vốn đầu tư lớn nhất với 275 triệu USD (tương đương trên 6.200 tỷ đồng). Theo kế hoạch, Dự án này sẽ được khởi công ngay trong tháng 7 tới.

c6b45e5c-08c0-451f-8c69-9195539fd237.jpeg
Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng tại Hộinghị xúc tiến đầu  tháng 6/2022 với 6 cam kết tỉnh TháiNguyên với các nhà đầu 

Ngoài ra, một số dự án được cấp phép đầu tư mới có số vốn đăng ký đầu tư lớn, như: Dự án Dowooinsys tại KCN Sông Công II với số vốn 30 triệu USD; Dự án Nhà máy Sunny Infared Việt Nam tại KCN Yên Bình với 9,5 triệu USD; Dự án Trung tâm dịch vụ KCN Điềm Thụy là 520 tỷ đồng…

Như vậy, tính đến thời điểm này, các KCN trên địa bàn tỉnh đã thu hút được 271 dự án đầu tư, trong đó có 134 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên 10,4 tỷ USD và 137 dự án DDI với tổng số vốn trên 17.587 tỷ đồng.

Để phát huy hiệu quả những dự án đầu tư, thời gian tới, Ban Quản lý các KCN tỉnh sẽ tiếp tục chủ động nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư để tập trung tháo gỡ, giải quyết và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án; đồng thời, tiến hành rà soát, kiên quyết thu hồi, chấm dứt hoặc đề nghị thu hồi đối với các dự án chậm triển khai hoặc không có khả năng triển khai thực hiện.

45d2505e-fcec-4550-a72d-04759695d30b.jpeg
KCN Điềm Thụy (Phú Bình) hiện cơ bản được lấp đầy với 99 dự án đã được cấp phép đầu tư

Có thể thấy, với lợi thế về nhiều mặt, trong những năm gần đây, Thái Nguyên đang thực sự là điểm thu hút hấp dẫn, tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, kể cả trong những lúc khó khăn do dịch bệnh Covid -19 hoành hành

Kết quả trên là minh chứng cho hiệu quả từ việc quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên để thu hút đầu tư, trong đó gần đây nhất là việc triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 02/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 của Chính phủ cũng như triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo của Chính phủ ban hành về các giải pháp phù hợp để hỗ trợ và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp giảm thiểu thiệt hai, duy trì có hiệu quả mục tiêu kép vừa chống dịch vừa sản xuất kinh doanh kể cả trong lúc dịch bệnh tăng cao, cũng như trong bối cảnh bình thường mới. Chính điều đó đã củng cố niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Thái Nguyên.

Khảo sát chỉ số PCI cho thấy, Chỉ số tính năng động của chính quyền tỉnh Thái Nguyên tăng liên tục từ năm 2016 đến nay, trong khi nhóm các chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp khởi sự kinh doanh thuộc Top đầu cả nước. Trên Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, Thái Nguyên đứng ở top khá toàn quốc. Chỉ số cải cách hành chính PAR index năm 2021, Thái Nguyên ở vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Bên cạnh đó, theo Bảng xếp hạng Vietnam ICT Index mới nhất, Thái Nguyên đứng thứ 4 cả nước về Chỉ số công nghiệp công nghệ thông tin… Hiện nay, Thái Nguyên đã quy hoạch 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.245 ha, trong đó có 1 khu công nghệ thông tin tập trung; quy hoạch 41 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.067 ha. Thái Nguyên hiện có trên 170 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư trên 10 tỷ USD; cùng với đó là 846 dự án DDI với tổng số vốn trên 145.000 tỷ đồng.

Chiến lược thu hút đầu tư của Thái Nguyên trong giai đoạn bình thường mới sau đại dịch Covid-19 là tập trung phát triển cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; phát triển khu vực phía Nam của tỉnh (hạ tầng du lịch, thể thao, giải trí, nghỉ dưỡng ở phía Đông dãy núi Tam Đảo, hồ Núi Cốc; phát triển các khu đô thị bám theo đường liên kết vùng Bắc Giang - Vĩnh Phúc và đường Vành đai 5 Hà Nội); quan tâm thu hút các dự án công nghệ cao, thân thiện với môi trường, hình thành và phát triển chuỗi sản xuất, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh, tiếp cận các thông tin về thị trường, đầu tư và doanh nghiệp…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Thái Nguyên có 11 dự án được cấp phép mới trong 6 tháng đầu năm 2022
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO