Tác phẩm kinh điển 'Tây Du Ký' 1986 nói cho chúng ta 3 chân lý, ai cũng hiểu nhưng ít người làm được

Tường San| 29/09/2022 17:05

Nhắc đến "Tây Du Ký", ta nghĩ ngay đến hành trình thỉnh kinh vượt qua nhiều gian khổ của 4 thầy trò Đường Tăng.

Trong câu chuyện "Tây Du Ký", có 3 điểm về kinh nghiệm sống của bốn thầy trò Đường Tăng đã giúp họ lấy được chân kinh và đạt được kết quả khả quan:

Tây Du Ký, đường tăng, triết lý sống

1. Phương hướng rõ ràng: Một câu thường được Đường Tăng nói: "Bần tăng đến từ đông thổ Đại Đường, đang trên đường đến Tây Thiên thỉnh kinh". Có thể thấy Đường Tăng luôn biết mình đến từ đâu và đang đi đâu, hướng về mục đích cần tới. Là doanh nhân thì chúng ta phải biết rõ hướng phát triển của doanh nghiệp mình, nếu không biết trong tương lai doanh nghiệp sẽ đi về đâu thì làm sao dẫn dắt được tập thể cùng nhau tiến lên.

Tây Du Ký, đường tăng, triết lý sống

4 thầy trò Đường Tăng trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986.

2. Đầy hy vọng: Thầy trò Đường Tăng đã nhiều lần gặp nguy hiểm và thoát chết trong gang tấc trên đường đi lấy kinh sách. Nhưng với niềm tin rằng chỉ cần mình không chết, mình có thể lấy được kinh sách, và tiếp tục tiến về phía trước. Đối với con người, nếu chúng ta không còn hy vọng vào tương lai, thì lấy đâu ra tinh thần chiến đấu cao và lòng say mê, vượt khó, làm sao chúng ta có thể tiến về phía trước.

Tây Du Ký, đường tăng, triết lý sống

3. Không bao giờ bỏ cuộc: Bốn thầy trò Đường Tăng và Bạch Long Mã cuối cùng đã lấy được kinh sách sau khi kiên định vượt qua 81 kiếp nạn. Nếu họ dễ dàng bỏ cuộc khi gặp bất kỳ khó khăn nào thì coi như đã hoàn toàn thất bại. Đối với mỗi người, ngoài cần có mục tiêu rõ ràng, đừng bao giờ buông xuôi hay bỏ cuộc, hãy kiên định cho đến khi bạn hoàn thành.

Hầu như mọi người đều hiểu ba điểm này, nhưng thực tế rất ít người làm được.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tác phẩm kinh điển 'Tây Du Ký' 1986 nói cho chúng ta 3 chân lý, ai cũng hiểu nhưng ít người làm được
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO