Kinh tế

Myanmar sẽ hạn chế xuất khẩu gạo trong 45 ngày

PV 27/08/2023 - 06:19

Myanmar đang có kế hoạch tạm thời hạn chế xuất khẩu gạo trong 45 ngày kể từ cuối tháng 8/2023. Từ đó đẩy nguồn cung gạo trên toàn cầu càng trở lên khan hiếm.

Trong bối cảnh giá gạo trong nước và toàn cầu tăng cao, nguồn cung khan hiếm, sản lượng gạo sản xuất chưa bền vững, Myanmar đã ra thông báo hạn chế xuất khẩu gạo. Thông báo hạn chế được thực hiện trong khoảng 45 ngày kể từ cuối tháng 8/2023 (Reuters dẫn lời một quan chức của Liên đoàn gạo Myanmar)

Trong hơn 1 tháng qua, giá gạo khu vực Châu Á nói riêng trên toàn thế giới nói chung có sự biến động mạnh. Gía gạo tăng đạt đỉnh trong 15 năm qua và có nhiều dự đoán sẽ còn tiếp tục tăng khi mà Ấn Độ - nước có sản lượng xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới ra ban hành cấm xuất khẩu gạo.

Xuất khẩu gạo của Việt Nam khởi sắc ngay từ quý 1​ | Tạp chí Tuyên giáo
Gía gạo tăng cao, Myanmar ra thông báo hạn chế xuất khẩu gạo (ảnh minh họa)

Sau Ấn Độ và Camphuchia thì Myanmar là nước tiếp tục có thông báo sẽ hạn chế xuất khẩu gạo. Điều này góp phần đẩy mạnh nguy cơ thiếu nguồn cung gạo trên toàn cầu. Bởi Myanmar chính là nước có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 5 thế giới, đạt hơn 2 triệu tấn mỗi năm.

Tháng 7, Ấn Độ đã cấm xuất khẩu gạo trắng (trừ gạo thơm hạt dài basmati), làm giảm nguồn cung trên thị trường toàn cầu khoảng 10 triệu tấn, tương đương 20%. Từ đó dẫn đến giá gạo liên tục tăng cao.

Trong tuần này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn cao nhất trong số các "vựa lúa châu Á". Giá gạo 5% tấm của Việt Nam hiện đang ở mức 650 USD - 660 USD/tấn, so với 660 USD/tấn một tuần trước đó. Giá xuất khẩu gạo 5% tấm của Thái Lan tăng lên 630 USD/tấn từ mức 615 USD/tấn lên 620 USD/tấn vào tuần trước.

Việc ra thông báo hạn chế xuất khẩu gạo của Myanmar sẽ khiến thị trường gạo có nguy cơ tăng giá cao trong thời gian tới.

PV