Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số
Giáo dục - Ngày đăng : 12:03, 12/03/2023
Nếu được tiếp cận giáo dục, phá bỏ được rào cản về ngôn ngữ, các em học sinh dân tộc sẽ có thêm cơ hội phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.
Hiện đã là giai đoạn 2 của Đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2016. Đối với các trẻ em dân tộc thiểu số, khó khăn về giao tiếp tiếng Việt chính là rào cản lớn nhất của các em khi đến trường.
Tập trung tăng cường tiếng Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số, bảo đảm các em có kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục tiểu học; tạo tiền đề để học tập, lĩnh hội tri thức của các cấp học tiếp theo; góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững các dân tộc thiểu số, đóng góp vào sự tiến bộ, phát triển của đất nước.
Mục tiêu giai đoạn 2 là đến năm 2025, có ít nhất 50% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em người dân tộc thiểu số trong độ tuổi mẫu giáo, trong đó, 100% trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi.
Các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học có trẻ em, học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số thuộc 42 tỉnh phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về mục đích, ý nghĩa và sự cần thiết của Đề án nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, các bậc cha mẹ, học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và cộng đồng đối với việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người dân tộc thiểu số;
Thiết kế và triển khai các chuyên mục, chuyên trang trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm hỗ trợ cho cha, mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em;
Tuyên truyền, hỗ trợ các bậc cha, mẹ trong việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ em. Biên soạn tài liệu, bồi dưỡng, tập huấn về tiếng Việt cho cha, mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số, cộng đồng vùng đồng bào dân tộc thiểu số để xây dựng môi trường tiếng Việt tại gia đình và cộng đồng. Vận động các gia đình người dân tộc thiểu số tạo điều kiện cho con em đến trường, lớp và học 2 buổi/ngày, bảo đảm chuyên cần. Tăng cường bồi dưỡng tiếng Việt cho cha mẹ trẻ em là người dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó cũng phải nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số.
Nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học có trẻ em người dân tộc thiểu số, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên hỗ trợ ngôn ngữ cho trẻ em người dân tộc thiểu số.