Phú Thọ: Tăng trưởng phục hồi kinh tế

Đồng Văn Đức| 22/06/2022 06:26

BVCL - Kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như mọi mặt đời sống của nhân dân. Tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhờ đó, kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phục hồi, tăng trưởng.

anh-1-1-.jpg

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản ổn định

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tỉnh Phú Thọ đến nay đảm bảo khung lịch thời vụ. Các địa phương đã kết thúc gieo trồng các loại cây hàng năm vụ Xuân 2022, tập trung chăm sóc cho cây trồng và chuẩn bị các phương án thu hoạch sản phẩm. Chăn nuôi đại gia súc giữ ổn định, chăn nuôi gia cầm tiếp tục phát triển, chăn nuôi lợn có xu hướng tăng cả về quy mô và sản lượng.

Tổng diện tích lúa đã cấy đạt 35,9 nghìn ha, giảm 0,4% (-156,6 ha) so với cùng kỳ năm trước; ngô gieo trồng ước đạt 5,7 nghìn ha, tăng 0,1% (+4,4 ha); rau xanh các loại gieo trồng ước đạt 4,9 nghìn ha, tăng 0,3% (+15,4 ha); đậu tương gieo trồng ước đạt 13,6 ha, giảm 20,8% (-3,6 ha); lạc gieo trồng đạt 2,3 nghìn ha, giảm 11,2% (-291,5 ha); khoai lang gieo trồng ước đạt 209,7 ha; đỗ đậu các loại trồng ước đạt 390,4 ha.

Hiện nay, các địa phương bắt đầu bước vào thu hoạch một số loại cây trồng vụ xuân; nhìn chung, tiến độ thu hoạch vụ chiêm xuân năm nay chậm hơn cùng vụ năm trước; tính đến ngày 15/5/2022, diện tích lúa thu hoạch ước đạt 20 ha, diện tích rau xanh thu hoạch ước đạt 2,9 nghìn ha.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm cơ bản giữ ổn định; trên địa bàn tỉnh không xảy ra dịch bệnh ở đàn gia súc, gia cầm; chăn nuôi lợn hiện đang phục hồi theo xu hướng tích cực về cả đầu con và sản phẩm sau một thời gian dài chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nguồn cung sản phẩm thịt lợn trên thị trường dần ổn định, giá thịt lợn hơi xuất chuồng có xu hướng giảm và được kiểm soát tốt. Uớc tính tổng đàn trâu hiện có đạt 54,3 nghìn con, giảm 4,2% so với cùng kỳ; tổng đàn bò ước đạt 99,2 nghìn con, giảm 4,7%; tổng đàn lợn ước đạt 695,2 nghìn con, tăng 3,0%; tổng đàn gia cầm ước đạt 15,7 triệu con, trong đó tổng đàn gà 13,8 triệu con, giảm 0,06%.

Tính đến hết tháng 5, toàn tỉnh trồng được 7.226,7 ha rừng tập trung, tăng 1,6% so với cùng kỳ; sản lượng gỗ khai thác ước đạt 344,1 nghìn m3, tăng 4,0% (riêng sản lượng tháng 5 ước đạt 101,1 nghìn m3); sản lượng củi khai thác ước đạt 31,2 nghìn ster, tăng 7,0% (riêng sản lượng tháng 5 ước đạt 5,7 nghìn ster).

Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp mặc dù gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu đầu vào, giá xăng, dầu leo thang, thị trường tiêu thụ sản phẩm và nguồn lực lao động nhưng vẫn đạt được mức tăng trưởng khá cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 5 tháng đầu năm 2022 tăng 13,57% so với cùng kỳ. IIP tháng 5 năm 2022 ước tính giảm 3,80% so với tháng trước; trong đó ngành công nghiệp khai khoáng giảm 4,04%; ngành công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 4,09%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 5,30%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,27%. So với tháng cùng kỳ, IIP tháng 5/2022 tăng 23,68%, tăng chính ở nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 24,20%).

anh-2-1-.jpg

Sản xuất chế biến thực phẩm tăng 33,97%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 27,57%; sản xuất thiết bị điện tăng 16,38%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 13,42%; sản xuất đồ uống tăng 13,36%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 11,54%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 10,66%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 8,33%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 7,18%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 7,06%; dệt tăng 5,63%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện tăng 3,13%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 3,05%; sản xuất xe có động cơ tăng 0,01%.

Sản xuất ngành công nghiệp cấp 2 tăng mạnh so với cùng kỳ nhờ các nhóm: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 96,19%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 29,63%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 25,04%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác tăng 16,48%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 16,46%; sản xuất xe có động cơ tăng 12,03%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy tăng 11,91%; sản xuất thiết bị điện tăng 7,14%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế) tăng 3,42%; dệt tăng 3,31%.

Sau 5 tháng, IIP tăng 13,57% so với cùng kỳ, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 14,00%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 10,66%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 16,79%; ngành công nghiệp khai khoáng giảm 13,27%.

Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2022 ước đạt 1.038,3 triệu USD, tăng 5,0% so với tháng trước; tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa ước đạt 952,8 triệu USD, tăng 5,0%. Tính chung 5 tháng, xuất khẩu ước đạt 4.852,7 triệu USD, tăng 87,5% so với cùng kỳ; nhập khẩu ước đạt 4.524,2 triệu USD, tăng 78,5% so với cùng kỳ.

Năm 2021, toàn tỉnh đã thu hút được 12 dự án FDI đăng ký mới với vốn đăng ký 800 triệu USD; 16 dự án FDI đăng ký tăng vốn và 6 lượt dự án được nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần với tổng vốn đăng ký đạt gần 500 triệu USD. Theo xếp hạng của Cục Đầu tư ngoài nước (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2021, Phú Thọ xếp thứ 14/63 tỉnh, thành cả nước về thu hút FDI. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của tỉnh ước đạt 8,289 tỉ USD, tăng 76,8% so với năm 2020 mức tăng kỷ lục, đưa Phú Thọ đứng thứ 12/63 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu cao trên cả nước, trong đó nhóm DN FDI đạt gần 1,2 tỉ USD.

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo đà cho việc thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Tỉnh Phú Thọ xác định thực hiện khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh. Trong đó, làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện, thủ tục tiếp cận về đất đai, thu hút mạnh mẽ đầu tư, kinh doanh trên địa bàn. Chỉ đạo hoàn thành Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, các ngành, lĩnh vực, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ: Tăng trưởng phục hồi kinh tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO