Huyết áp thấp: Bệnh lý và cách điều trị

Bùi Tường Minh| 22/11/2020 16:03

BVCL - Huyết áp thấp là một trong những vấn đề sức khỏe khá phổ biến trong cộng đồng, thường gặp ở phụ nữ với tỷ lệ mắc gấp khoảng 30 lần so với nam giới.

tai-xuong.jpg
Hình ảnh minh họa (nguồn internet)

Bệnh tuy không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho người bệnh nhưng nếu không điều trị kịp thời thì có thể khiến cho hệ thống thần kinh suy giảm chức năng… dẫn đến các cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận… gây tử vong.

Nhiều trường hợp huyết áp thấp gây tai biến mạch máu não, trong đó phần lớn là nhồi máu não, tỷ lệ này chiếm khoảng 30%.

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch.

Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

Huyết áp tối đa (còn gọi là huyết áp tâm thu hoặc ngắn gọn là số trên), bình thường từ 90 đến 139 mm Hg (đọc là milimét thuỷ ngân).

Huyết áp tối thiểu (còn gọi là huyết áp tâm trương hoặc ngắn gọn là số dưới), bình thường từ 60 đến 89 mm Hg.

Huyết áp bình thường: Đối với người trưởng thành, khi các chỉ số huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg thì được gọi là huyết áp bình thường.

Huyết áp cao: Khi chỉ số huyết áp tâm thu lơn hơn 140 mmHG và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg thì được chẩn đoán là huyết áp cao.

Huyết áp thấp: Chỉ số huyết áp dưới 100/60 mmHg được coi là huyết áp thấp.

Hạ huyết áp đột ngột gây ra tình trạng suy tuần hoàn cấp. Huyết áp có thể rất thấp hoặc mất mạch nhanh, nhỏ hoặc không bắt được. Ý thức lơ mơ hoặc mất hoàn toàn do thiếu ô xy lên não.

Hạ huyết áp đột ngột xảy ra khi lo sợ, khi quá xúc động

Huyết áp thấp bệnh lý:

Bao gồm tụt huyết áp cấp (biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, ngất) và huyết áp thấp mãn tính.

Nguyên phát: Do giảm trương lực thần kinh mạch máu.

Thứ phát: Triệu chứng của bệnh khác như thiếu máu, viêm họng mãn, viêm đường mật…

Huyết áp thấp bệnh lý do giảm trương lực thần kinh – mạch máu (chứng bệnh huyết áp thấp) thường gặp ở phụ nữ trẻ với các biểu hiện đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, rối loạn chức năng tim mạch (đau ngực trái, rối loạn nhịp tim, điện tim biến đổi).

Triệu chứng bệnh huyết áp thấp:

Hoa mắt, chóng mặt, kém minh mẫn, nhức đầu, mệt xỉu, mất ngủ, buồn nôn, nôn, nhịp tim nhanh, mạch yếu…

Huyết áp tụt thấp đột ngột có thể gây ngất, một số ít trường hợp có thể gây đau ngực trái do thiếu máu nuôi dưỡng tim.

Nguy hiểm của huyết áp thấp:

Tai biến mạch máu não chiếm 10-15%, giống tai biến mạch máu não do tăng huyết áp.

Huyết áp thấp có thể gây tổn thương não:

Nếu huyết áp tối đa thấp nhưng trên 80 mmHg thì tuần hoàn não vẫn còn trong giới hạn cho phép nhờ mạch máu não giãn ra để thích nghi.

Khi huyết áp tối đa 70-80 mmHg thì bắt đầu có biểu hiện thiếu máu não.

Huyết áp tối đa dưới 70 hiện tượng thiếu máu não thấy rõ.

Huyết áp thấp tỷ lệ phái nữ mắc bệnh nhiều hơn nam.

Nguyên nhân huyết áp thấp hậu phát: Thường do một nguyên nhân khác gây ra như:

Do ung thư, lao, đái tháo đường, xơ gan…

Nhiễm trùng, nhiễm độc kéo dài

Thiếu máu mãn tính, do giun móc, do các bệnh mãn tính.

Suy tim: Nhịp tim đập dưới 60 nhịp/ phút không đủ lượng máu và ô xy choc ơ thể.

Do uống thuốc điều trị huyết áp liều cao.

Suy vỏ thượng thận, sạm da, người mệt, chóng mỏi các cơ.

Bệnh suy giáp trạng

Do các bệnh thần kinh.

Điều trị

Không ăn quá nhiều thức ăn bổ dưỡng như trứng, thịt, mỡ, sữa béo… khống chế duy trì cân năng ở mức trung bình.

Trong chế độ ăn cần ăn mặn hơn bình thường, uống nước khoáng hàng ngày.

Thuốc tây y:

Ephedrine: Tác dụng co mạch, tăng huyết áp liều dùng 1-3 lần/ ngày mỗi lần 1 viên 10mg.

Heptamyl: Trợ tim mạch, tăng sức bóp tim, tăng lưu lượng máu tới tim. Ngày uống 1-3 lần, mỗi lần 1 viên 0.187g.

Xử trí cơn tụt huyết áp:

Cho người bệnh nằm đầu thấp chân gác cao để tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng não.

Ủ ấm bằng chưn ấm, túi chườm hoặc ngâm chân nước nóng.

Uống trà gừng đường nóng, ngậm sâm…

Dùng thuốc tăng huyết áp theo đơn kê của bác sỹ.

Bấm huyệt nhân trung

Thận trọng:

Xông hơi, tắm nước nóng tránh nguy cơ gây mất nước, giãn mạch, làm tụt huyết áp.

Nên:

Đi bộ 1-3km/ ngày, bơi lội, vận động nhẹ nhàng.

Theo y học cổ truyền:

Bệnh danh: Trong y học cổ truyền không có bệnh danh huyết áp thấp. Các bệnh hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu được quy nạp với bệnh danh huyễn vựng, đầu thống (nhức đầu).

Huyết áp thấp thuộc chứng hư.

Lâm sàng

1.Tâm dương hư thoát: Váng đầu hoa mắt, tinh thần mệt mỏi, buồn ngủ, ngón tay lạnh, chất lưỡi nhạt, thân lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhuận, mạch hoãn, không lực hoặc trầm tế.

2.Trung khí bất túc, Tỳ vi hưu yếu: Váng đầu, hồi hộp, hơi thở ngắn, tinh thần mệt mỏi, chân tay mềm yếu, sợ lạnh, dễ ra mồ hôi, ăn kém, ăn xong bụng đầy, chất lưỡi nhợt, rêu trắng nhuận, mạch hoãn, vô lực.

3.Tỳ thận dương hư: Váng đầu, ù tai, mất ngủ, mệt mỏi, hơi thở ngắn, ăn kém, đau lưng, mỏi gối, chân tay lạnh, sợ lạnh hoặc di tinh, liệt dương, tiểu đêm, lưỡi nhợt, rêu trắng, mạch trầm nhược.

4.Khí âm lưỡng hư: Đau đầu, chóng mặt, khát, họng khô, lưỡi thon đỏ, ít rêu, khô, mạch tế sác.

Bài thuốc kinh nghiệm:

1.Quế chi, cam thảo, xuyên phụ tử - mỗi vị 15g ngày 1 thang hãm nước sôi uống thay trà.

2.Nhân sâm tán bột 25g, tử hà sa (rau thai) tán bột 50g. Trộn mật ong mỗi lần uống 3-5g ngày 2 lần sáng/ trưa.

3.Sâm triều tiên 50g, lộc nhung 50g ngâm với 0,5 lít rượu trăng mỗi ngày uống 1 chén con và buổi tối.

4.Hoàng kỳ, kỳ tử, mạch môn, đương quy, sinh địa mỗi thứ 12g, dâm dương hoắc 8g, ngũ vị tử 6g, đẳng saam16g. Sắc uống ngày 1 thang.

5.Trà sâm gừng: Nhân sâm 2-3g gừng tươi 3 lát. Hãm uống thay nước hàng ngày. Uống khi nóng.

6.Ba kích 12g, đỗ trọng 12g, nhân sâm 10g, linh chi 10g, hoàng kỳ chích 20g, cam thảo 4g sắc uống ngày 1 thang chia 2-3 lần uống trong ngày.

7.Rễ củ đinh lăng sao thơm 20g, gừng tươi 3 lát sắc uống thay nước hàng ngày.

8.Lá đinh lăng tươi 200g, gường tươi 3-5 lát, nấu sối với khoảng 200ml nước sau khi sôi ủ 5-7 phút, lấy nước uống

Một số món ăn điều trị Huyết áp thấp.

1.Nghêu hấp sả.

Nghêu 1kg; Sả 3 cây; Ớt ½ quả; Nước dừa tươi ½ chén; bột ngọt ½ muỗng cà phê.

Cách làm: Nghêu mua về ngâm độ 1h cho ra hết cát. Cho vào xong hấp cùng sả, ớt, nước dừa tươi, bột ngọt cho đến khi nghêu chin (há miệng).

2.Bò cuốn lá lốt.

Thịt bò xay 300g; Mỡ thái hạt lựu ½ muỗng; Lá lốt; Sả băm 1 muỗng súp; Lạc giã hơi nát; Ngũ vị hương; Bột ngọt ½ muỗng cà phê; Xì dầu, đường ½ muỗng cà phê.

Cách làm: Trộn thịt, mỡ, gia vị cho thật đều. Cuốn thịt với lá lốt, nướng trên bếp than.

Sắp ra đĩa rắc đậu phộng lên, ăn lúc nóng.

Chữa trị huyết áp thấp

3.Gà hầm hồng sâm

Hồng sâm 5g thái phiến; gà mái 1 con (khoảng 750g); Gia vị vừa đủ

Gà làm sạch, bỏ nội tạng, luộc sôi 3 phút, cho vào nồi đất hầm cùng nhân sâm cho thật nhừ, thêm gia vị chia vài lần ăn.

Tác dụng chữa huyết áp thấp, mệt mỏi, khó thở, gầy yếu da mặt nhợt nhạt, chóng mặt trí nhớ giảm sút.

4.Thịt chó hầm phụ tử chế.

Thịt chó 1kg; Phụ tử chế, nhục quế, gừng khô mỗi thứ 10g; Rượu hạt tiêu gia vị khác.

Cách làm: Thịt chó, phụ tử chế, nhục quế, gừng khô một ít rượu đun nhỏ lửa hầm nhừ thêm gia vị vưa ăn. Ăn 3-5 ngày, nghỉ 1 tuần ăn tiếp. Một liệu trình 3-4 lần.

Chữa trị huyết áp thấp

5.Cá lóc nấu đậu đỏ.

Cá lóc 1 con: 250g; Đậu đỏ 200g

Cá lóc bỏ ruột nấu nhừ với đậu đỏ ăn hết trong 1 lần.

Chữa trị huyết áp thấp, thận hư nhiễm mỡ

6.Canh vịt nấu đan sâm

Thịt vịt: 100g; Đan sâm 50g

Cách làm: Vịt làm sạch chặt miếng, nấu đan sâm 30 phút, chắt lấy nước cho vào nồi canh vịt nấu thêm ít phút. Chia 2 lần ăn sáng chiều.

Chữa trị huyết áp thấp, Bổ huyết.

7.Thịt vịt hầm chân giò.

Vịt: 1 con; Chân giò lợn: 1 cái.

Vịt làm sạch hầm với chân giò có thể thêm củ cải, mộc nhĩ trắng…

Chữa trị huyết áp thấp, Bổ huyết.

8.Nước ép cà rốt (có lợi với người huyết áp thấp)

Cà rốt: 2 quả; Táo ¾ quả; Dứa ¼ quả

Bổ sung vitamin có lợi cho người huyết áp thấp.

9.Canh gà đương quy

Gà mái 1 con; Đương quy 15g; Hoàng kỳ 100g; Hành vài cọng tươi; Gừng 1 củ

Gà làm sạch cho vào nồi hầm cùng đương quy, hoàng kỳ, gừng đến khi thịt nhừ.

Bổ trung ích khí, chữa trị huyết áp thấp.

10.Mực hấp gừng.

Mực lá 500g; Gừng nhỏ 1 nhánh; Mắm tôm, muối, tiêu đường.

Mực lá rửa sạch với nước pha rượu trắng, khứa vảy rồng, thái miếng vừa ăn. Gừng gọt vỏ thái miếng mỏng. Cho vào bát – hấp chin.

Công dung: Hỗ trợ điều trị bệnh huyết áp thấp.

11.Canh chim cút, tủy, nhãn

Thịt chim cút 90g; Tủy sống lợn 30g; Cùi nhãn 60g; Đường phèn 6g; Quế hoa 3g

Cách làm: Thịt chim cút rửa sạch nhúng nước sôi khử mùi tanh.

Tủy sống lợn nấu chin vứt bỏ gân tiết. Cho tiếp thịt chim cút, nước dùng cùi nhãn, đường phèn chút rượu, hành gừng gia vị… Nấu nhừ, khi xong rắc ít quế hoa là được.

Ngày ăn 1 lần

Chữa trị chứng thiếu máu gây hạ huyết áp, nhất là đối với trẻ em.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Huyết áp thấp: Bệnh lý và cách điều trị
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO