Phụ Bì Khang - Hướng đi mới cho người bị mề đay mạn tính

Hương Giang| 29/04/2022 18:31

BVCL - Mề đay mạn tính là bệnh da liễu có liên quan đến hệ thống miễn dịch. Triệu chứng đặc trưng là những tổn thương trên da dạng nốt, chấm hoặc mảng đỏ và kèm theo cảm giác ngứa ngáy. Đây được xem là bệnh lý lành tính nhưng do tái phát thường xuyên nên gây ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mắc. Hiện nay, giải pháp giúp tác động sâu vào bên trong bệnh được các chuyên gia khuyên dùng trong hỗ trợ điều trị là sản phẩm thảo dược Phụ Bì Khang.

Tìm hiểu mề đay mạn tính là bệnh gì?

Bệnh mề đay mạn tính được xác định là một dạng phát ban, tổn thương trên da đặc trưng bởi các nốt sần hình tròn hay méo, màu đỏ hoặc hồng. Những vùng da này thường kèm theo cảm giác ngứa. Khi gãi càng nhiều thì tổn thương càng lan rộng. Ngoài ra, một số triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể gặp là phù mạch ở mắt, môi và lưỡi. Các triệu chứng này thường khởi phát âm thầm và ít đáp ứng điều trị. Do vậy, người bệnh rất dễ gặp biến chứng như sẹo thâm, chàm hóa,... nếu không chăm sóc và điều trị đúng cách.

Cơ chế bùng phát bệnh là do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mẫn khi bị kích thích, khiến cơ thể sản sinh các chất hóa học như histamin, bradykinin,… Đây là những chất có tác dụng làm giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch và đóng vai trò quan trọng trong phản ứng viêm, ngứa.

Theo nhiều thống kê của các tổ chức y tế, hiện nay tình trạng nổi mề đay là một bệnh lý da liễu phổ biến. Cụ thể có từ 10-20% dân số từng bị nổi mề đay ít nhất một lần. Tuy nhiên, trong đó chỉ có khoảng 5% kéo dài trên 6 tuần và tiến triển thành mề đay mạn tính.

1(1).png
Mề đay mạn tính gây mẩn ngứa, phát ban trên da

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mạn tính

Nguyên nhân gây bệnh mề đay mạn tính đến nay vẫn rất khó xác định. Có đến trên 80% không tìm thấy nguyên nhân và được gọi là mề đay mạn tính vô căn. Bên cạnh những trường hợp vô căn, một số nguyên nhân được ghi nhận lại, gồm có:

Rối loạn tự miễn làm xuất hiện mề đay, phổ biến là các bệnh lý liên quan đến miễn dịch như suy giáp, cường giáp, viêm gan, viêm đa khớp,...

Phản ứng dị ứng khi tiếp xúc với các tác nhân như phấn hoa, nấm mốc, thời tiết,...

Các tác nhân vật lý khi ma sát với giày dép, quần áo,... khiến da bị tác động và kích thích niêm mạc dưới da giải phóng histamin.

Sự thay đổi nhiệt độ, khi có sự chuyển giao từ nóng sang lạnh và ngược lại hoặc tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng, quá lạnh khiến cơ thể không kịp thích nghi. Lúc này hệ miễn dịch sẽ phản ứng lại với sự thay đổi này và gây nổi mề đay.

Ngoài ra, một số tác nhân khác như thuốc giảm đau, ký sinh trùng, căng thẳng,... cũng có thể làm khởi phát triệu chứng mề đay.

2(1).png
Yếu tố tâm lý như căng thẳng, stress có thể khiến bùng phát triệu chứng mề đay

Thuốc điều trị mề đay mạn tính

Bác sĩ hoặc dược sĩ có thể đưa ra chỉ định là dùng thuốc kháng histamin không kê đơn, bên cạnh đó là các biện pháp chăm sóc tại nhà nhằm giảm cảm giác ngứa, nóng rát trên da như chườm lạnh, đắp bột yến mạch,... Thuốc kháng histamin giúp ngăn cản hoạt động của histamin trong cơ thể, tuy nhiên có thể gây tác dụng phụ là buồn ngủ. Điển hình gồm có loratadine (Claritin), cetirizine (Zyrtec), desloratadine (Clarinex), fexofenadine (Allegra). Nếu thuốc kháng histamin không hiệu quả, một số thuốc khác có thể được sử dụng như:

Thuốc chống viêm: Cụ thể là nhóm thuốc chứa corticosteroid đường uống hoặc dạng kem bôi. Đối với vùng da bị nổi mề đay nhẹ và khu trú, bác sĩ sẽ ưu tiên cho dùng dạng bôi. Nghiêm trọng hơn có thể chuyển sang dùng prednisone đường uống, công dụng là giảm sưng, đỏ và ngứa da. Nhóm thuốc này thường được chỉ định dùng ngắn hạn để điều trị phát ban, mẩn ngứa và phù mạch. Nếu dùng trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc chống trầm cảm doxepin (Zonalon): Hiện nay, dạng bôi của thuốc này còn được dùng để giảm ngứa do bệnh mề đay mạn tính.

Thuốc kháng thể đơn dòng omalizumab (Xolair): Được báo cáo là có tác dụng hiệu quả với tình trạng mề đay mạn tính khó điều trị. Thuốc được bào chế ở dạng tiêm và liều chỉ định thường là 1 tháng 1 lần.

Thuốc ức chế miễn dịch: Công dụng là ức chế tạm thời hoạt động của hệ thống miễn dịch, phổ biến có tacrolimus (Astagraft XL, Prograf, Protopic), cyclosporine (Gengraf, Neoral),...

3(1).png
Thuốc giúp cải thiện các triệu chứng mề đay mạn tính nhanh và hiệu quả

Hướng đi mới cho bệnh mề đay mạn tính nhờ thảo dược thiên nhiên

Bệnh mề đay mạn tính cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị khỏi hoàn toàn do liên quan đến cơ địa và hệ thống miễn dịch. Ngoài ra, không xác định được tác nhân gây bệnh khiến việc kiểm soát gặp khó khăn. Hiện nay, giải pháp được các chuyên gia da liễu khuyên dùng là kết hợp điều trị thuốc và sản phẩm có thành phần từ thảo dược thiên nhiên. Trong đó, nổi bật có sản phẩm với thành phần là cao nhàu, cao gan và L-carnitine fumarate.

Trong đó, công dụng của trái nhàu trong điều trị mề đay mẩn ngứa đã được tiến hành nhiều nghiên cứu. Neil Solomon cùng cộng sự đã chỉ ra trong nhàu có đến 200 hoạt chất gồm vitamin A, C, E, B1, B2; các khoáng chất như Fe, Mg, P, Zn,... cùng polysaccharide; iridoids; chất xơ.

Iridoids là hoạt chất chính trong nhàu có tác dụng chống lại sự nhiễm khuẩn, tăng đào thải gốc tự do và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, hoạt chất MCL-ext được tìm thấy trong chiết xuất trái nhàu có khả năng ức chế phản ứng viêm da, giảm ngứa hiệu quả.

4.png
Nhàu - Thảo dược dành cho người bị mề đay mạn tính

Bên cạnh đó, cao gan là thành phần được chiết xuất từ gan động vật có tác dụng tăng cường chức năng của gan, tăng đào thải. Kết hợp với L-carnitine fumarate, một acid amin có vai trò là nguồn năng lượng nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào. Từ đây, tạo thành công thức hoàn hảo giúp cải thiện triệu chứng mẩn ngứa, viêm da do mề đay từ bên ngoài và kiểm soát, nâng cao sức khỏe miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh từ bên trong.

Sản phẩm đã được tiến hành nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, Bệnh viện Da liễu TP. HCM và Trường Đại học Y Hà Nội. Kết quả đều chỉ ra hiệu quả cải thiện mề đay, dị ứng, tăng cường miễn dịch; Làm giảm các triệu chứng mề đay, tăng khả năng miễn dịch mà không gây tác dụng phụ.

Mề đay mạn tính là bệnh lý rất dễ tái phát và cần điều trị lâu dài. Do vậy, ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần bổ sung thêm sản phẩm thảo dược từ cao nhàu giúp hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tái phát.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang – Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Bì Khang với ba thành phần từ cao nhàu, cao gan và L-carnitine fumarate hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa, dị ứng cấp tính và mạn tính. Phụ Bì Khang dùng cho người bị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng.

Để đạt hiệu quả tối ưu, bạn nên sử dụng Phụ Bì Khang uống 4 – 6 viên/ngày, chia 2 lần, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Dùng 1 đợt liên tục từ 2 đến 3 tháng để có hiệu quả tốt nhất.

5.jpg
Phụ Bì Khang - Hỗ trợ giảm triệu chứng mề đay, mẩn ngứa và dị ứng hiệu quả
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Phụ Bì Khang - Hướng đi mới cho người bị mề đay mạn tính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO