Nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9/2020

Lâm Thanh| 01/09/2020 06:55

(BVCL) Người có hành vi ngoại tình bị phạt 3-5 triệu đồng, nếu đăng ký khai sinh muộn sẽ không còn bị phạt, tên trạm thu giá trở lại tên gọi "Trạm thu phí"... là một số quy định nổi bật có hiệu lực từ tháng 9/2020.

Tăng mức phạt với người ngoại tình

Quy định này được đề cập trong Nghị định 82 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Có hiệu lực từ 1/9, Nghị định 82 quy định tăng mức phạt cho nhiều hành vi.

Theo đó, vi phạm một trong các hành vi sau sẽ phạt 3-5 triệu đồng:

a, Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

b, Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.

c, Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ.

d, Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng… Trong khi đó, cũng với những vi phạm này, Nghị định 110 trước đây chỉ quy định mức phạt 1-3 triệu đồng.

Đăng ký khai sinh muộn không còn bị phạt

Đây là một nội dung đáng chú ý khác được quy định trong Nghị định 82. Theo quy định trước đây, bố, mẹ đăng ký khai sinh cho con không đúng thời hạn quy định (trong vòng 60 ngày kể từ ngày trẻ được sinh ra) sẽ bị phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, Nghị định 82 có hiệu lực từ 1/9 đã bãi bỏ quy định này. Như vậy, bố mẹ đăng ký khai sinh muộn cho con sẽ không còn bị phạt. Nghị định này cũng tăng mạnh mức phạt đối với các vi phạm về đăng ký khai sinh như:

a, Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ đã được cấp để làm thủ tục đăng ký khai sinh, phạt 1-3 triệu đồng.

b, Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh; sử dụng giấy tờ của người khác để đăng ký khai sinh, phạt 3-5 triệu đồng.

"Trạm thu giá" trở về tên "Trạm thu phí

Từ 15/9, Thông tư 15 của Bộ Giao thông Vận tải quy định về hoạt động của trạm thu phí sử dụng dịch vụ đường bộ sẽ chính thức có hiệu lực, thay thế Thông tư 49 (năm 2016).

Hình ảnh minh hoa (nguồn internet)
Hình ảnh minh hoa (nguồn internet)

Theo quy định tại Thông tư 49 trước đây, trạm thu phí được đổi tên thành trạm thu giá. Nhưng khi Thông tư 15 có hiệu lực, trạm thu giá sẽ được trở về với tên ban đầu là trạm thu phí. Cũng theo quy định tại văn bản pháp luật này, trước khi thành lập trạm thu phí phải công khai vị trí đặt trạm. Trong suốt quá trình thu, đơn vị thu phải công khai các thông tin trên biển báo điện tử thông tin về tổng thời gian được thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ, thời điểm bắt đầu thu, doanh thu tháng trước của trạm thu phí số điện thoại để tiếp nhận thông tin phản ánh. 

Bảo vệ vị trí công tác của cán bộ, công chức là người tố cáo

Thông tư 03 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, biện pháp bảo vệ vị trí công tác của người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức sẽ có hiệu lực từ ngày 5/9. Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức là người tố cáo sẽ được bảo vệ vị trí công tác. Thông tư 03 nêu rõ sẽ không xử lý kỷ luật người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ trừ trường hợp người đó có hành vi vi phạm không liên quan đến lĩnh vực tố cáo. Đồng thời, không thực hiện điều động, luân chuyển, biệt phái, chuyển đổi vị trí việc làm, phân công công việc khác với người tố cáo là cán bộ, công chức, viên chức trong thời gian được bảo vệ, trừ trường hợp như:

a, Được sự đồng ý của người đó.

b, Thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác.

c, Theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. 

Quy định mới về thời gian nghỉ hè của giáo viên

Tại Nghị định 84 cũng có hiệu lực từ ngày 1/9, Chính phủ đã có hướng dẫn mới về thời gian nghỉ hè của giáo viên các cấp. Cụ thể, giáo viên mầm non, giáo viên các cấp phổ thông, trường chuyên biệt được nghỉ hè 08 tuần bao gồm cả nghỉ phép hằng năm. Giáo viên trường trung cấp và giảng viên cao đẳng được nghỉ hè 06 tuần gồm cả nghỉ phép hằng năm. Riêng trường hợp đột xuất, khẩn cấp để phòng, chống thiên tai, dịch bệnh hoặc cấp bách, thời gian nghỉ hè của các đối tượng trên sẽ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quyết định theo thẩm quyền. 

Hỗ trợ khám bệnh nghề nghiệp không quá 800.000 đồng/người/lần

Nội dung này được quy định tại Nghị định 88 có hiệu lực từ ngày 15/9. Theo đó, mức hỗ trợ kinh phí khám bệnh nghề nghiệp bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp, tính theo biểu giá khám bệnh nghề nghiệp tại thời điểm người lao động khám, sau khi được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 800.000 đồng/người/lần khám. (Theo quy định cũ, mức hỗ trợ vẫn bằng 50% chi phí khám bệnh nghề nghiệp theo quy định sau khi được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 1/3 mức lương cơ sở/người/lần khám).

Phạt đến 30 triệu đồng nếu yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo

Ngày 15/7, Chính phủ ban hành Nghị định 82/2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9.

Theo nghị định, các hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch sẽ bị xử phạt như sau: Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch;

b) Sử dụng giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung để được công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Gian dối, không trung thực khi làm chứng hoặc phiên dịch;

b) Dịch không chính xác, không phù hợp với giấy tờ, văn bản cần dịch.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với các hành vi:

a) Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng;

b) Yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo;

c) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch;

d) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng bản dịch;

đ) Cản trở hoạt động công chứng.

Nhiều quy định mới có hiệu lực từ tháng 8/2020Từ ngày 15/7 nhiều quy định mới về BHXH có hiệu lựcAn AnBạn đang đọc bài viết Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9/2020 tại chuyên mục Xã hội của Báo điện tử Công lý. Mọi thông tin chia sẻ, phản hồi xin gửi về hòm thư conglydientu@congly.vn, Hotline 091.2532.315 - 096.1101.678TAG : NGOẠI TÌNH /  CHÍNH SÁCH MỚI /  GIÁO VIÊNCách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19

Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.

Link tải Bluezone trên AndroidLink tải Bluezone trên iOS

Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiều chính sách mới bắt đầu có hiệu lực từ tháng 9/2020
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO