Ngày 15/4, giá vàng trong nước quay đầu tăng trở lại

Tào Đạt (T/h)| 14/05/2021 11:35

BVCL - Ngày 15/4, giá vàng trong nước đảo chiều tăng trở lại sau 3 phiên giảm liên tiếp. Tuy nhiên, giá vàng thế giới đang chịu áp lực khi đồng USD đi lên.

Giá vàng trong nước

Mở phiên giao dịch ngày 14/5, giá vàng SJC tại thị trường TP.HCM tăng 50.000 đồng hai chiều lên 55,77- 56,12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng Doji tại Hà Nội cũng tăng 50.000 đồng chiều mua vào và 20.000 đồng chiều bán ra lên 55,75-56,12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 24K Rồng vàng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu đã tăng 100.000 đồng chiều mua vào và giữ nguyên chiều bán ra, niêm yết ở mức 52,06-52,66 triệu đồng/lượng.

Giá vàng 9999 thương hiệu NPQ tiếp tục giảm thêm 150.000 đồng chiều mua vào và 300.000 đồng chiều bán ra về 51,75-52,45 triệu đồng/lượng.

1-1560312889806847776656-crop-15603128979961419244514.jpg
Ảnh minh họa

Giá vàng thế giới

Đến 9h ngày 14/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.823 USD/ounce.

Trong đêm 13/5 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng quanh ngưỡng 1.819 USD/ounce. Vàng giao tháng 6 trên sàn Comex New York ở mức 1.818 USD/ounce. Cùng với đó, giá vàng thế giới đêm 13/5 cao hơn khoảng 19,6% (298 USD/ounce) so với đầu năm 2020.

Giá vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 51,5 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, thấp hơn khoảng 4,6 triệu đồng/lượng so với giá vàng trong nước tính tới cuối giờ chiều phiên 13/5.

Từ các chỉ số cho thấy, giá vàng thế giới đã điều chỉnh đi xuống. Các chuyên gia cho rằng, giá vàng thế giới đi xuống là do đồng USD đi lên sau khi Mỹ công bố lạm phát tăng kỷ lục và thị trường lao động tích cực.

Theo số liệu mới công bố của Bộ Lao động Mỹ, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần giảm mạnh xuống chỉ còn 473.000 đơn, thấp hơn so với mức 507.000 trường hợp trong tuần trước đó và cao hơn so với dự báo 487.000 đơn.

Trước đó, Bộ Lao động Mỹ cũng đã công bố báo cáo cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 4/2021 đã tăng 4,2% so với cùng kỳ năm 2020. Đây là mức tăng theo năm lớn nhất kể từ năm 2008, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19.

Mặt khác, giá vàng giảm cho dù chứng khoán Mỹ và châu Á đồng loạt giảm điểm. Dự báo, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ buộc phải tăng lãi suất sớm hơn dự kiến để tránh đà tăng giá cả vượt quá tầm kiểm soát.

Thế nhưng, nhiều chuyên gia cho rằng đà suy giảm chỉ là tạm thời bởi lạm phát của Mỹ đã có dấu hiệu gia tăng trong khi FED cũng không dễ quyết định tăng lãi suất cơ bản trong ngắn hạn bởi vẫn phải duy trì đà hồi phục kinh tế. Trong khi đó, diễn biến phức tạp của đại dịch COVD-19 đang đặt kinh tế toàn cầu trước những rủi ro lớn và là nhân tố tiềm ẩn hỗ trợ kim loại quý có thể tăng mạnh trở lại thời gian tới

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Ngày 15/4, giá vàng trong nước quay đầu tăng trở lại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO