Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 9 ra Tuyên bố Jakarta

Mai Đỉnh | 07/10/2021 23:23

BVCL - Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN (CACJ) lần thứ 9 được tổ chức trực tuyến đã ra Tuyên bố Jakarta với 15 ghi nhận và thoả thuận liên quan đến hoạt động tư pháp.

Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN (CACJ) lần thứ 9 do Tòa án tối cao Indonesia đăng cai tổ chức đã bế mạc chiều nay (7/10).

Điểm cầu tại Hà Nội do Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình chủ trì.

hn-chanhanasean-7-10-21-5-.jpg
Chánh án TANDTC Việt Nam Nguyễn Hòa Bình ký vào Tuyên bố Jakarta

Theo đó, CACJ lần thứ 9 đã đạt được sự đồng thuận cao trong hầu hết các vấn đề. Các nhóm công tác đưa ra những đề xuất, sáng kiến cụ thể, giàu tính khả thi và thuận lợi để Hội đồng Chánh án ra quyết định.

Kết thúc hội nghị, Hội đồng Chánh án các nước ASEAN đã cùng ký Tuyên bố Jakarta với 15 ghi nhận và thoả thuận.

Cụ thể:

Ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của Indonesia trong việc đăng cai tổ chức thành công Hội nghị CACJ lần thứ 9 trực tuyến năm 2021.

Ghi nhận nỗ lực hoạt động không ngừng nghỉ trong thời kỳ đại dịch COVID-19 của các quốc gia thành viên ASEAN và các cập nhật ứng phó với đại dịch mới nhất của các hệ thống tòa án các nước ASEAN được trình bày tại Hội nghị CACJ lần thứ 9 cũng như các biện pháp quản lý khủng hoảng được đăng tải trên Cổng thông tin Điện tử Tòa án các nước ASEAN (“AJP”); và đồng ý để các quốc gia thành viên ASEAN cân nhắc đăng tải, với sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN, các cập nhật thường xuyên về các kinh nghiệm và biện pháp quản lý khủng hoảng của mình lên AJP.

Ghi nhận đánh giá cao Singapore vì những nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn kinh phí hoạt động cho AJP từ các nhà tài trợ mới và chuyển đổi AJP sang mô hình hoạt động với chi phí thấp hơn.

hn-chanhanasean-7-10-21-1-.jpg
Chánh án TANDTC Việt Nam Nguyễn Hòa Bình chủ trì tại điểm cầu Hà Nội

Thỏa thuận thành lập một tổ chuyên gia đặc biệt thuộc Nhóm công tác AJP để xem xét các vấn đề liên quan đến việc sử dụng mạng xã hội như một kênh bổ sung để thu hút sự quan tâm của công chúng và cộng đồng quốc tế ở phạm vi rộng hơn, và giao cho tổ chuyên gia đặc biệt báo cáo về tiến trình làm việc cùng các đề xuất của họ tại kỳ Hội nghị CACJ tiếp theo;

Thỏa thuận để Nhóm Công tác về Tăng cường hiệu quả tống đạt giấy tờ tư pháp trong lĩnh vực dân sự giữa các nước ASEAN cân nhắc và thảo luận dự thảo Qui tắc Mẫu về Thu thập Chứng cứ ở Nước ngoài trong lĩnh vực Dân sự hoặc Thương mại được trình bày tại Hội nghị CACJ lần thứ 9 và đệ trình dự thảo cuối cùng lên Hội đồng Chánh án để cân nhắc tại Hội nghị tiếp theo.

Thỏa thuận để Nhóm Công tác về Quản lý án và Công nghệ Tòa án cân nhắc và thảo luận dự thảo Khung Quản trị AI về Sử dụng Trí tuệ Nhân tạo trong các Hệ thống tòa án ASEAN (“Khung Quản trị AI”) được trình bày tại Hội nghị CACJ lần thứ 9 và đệ trình dự thảo cuối cùng để Hội đồng cân nhắc tại Hội nghị tiếp theo.

Ghi nhận việc Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và Chương trình đối tác ASEAN-USAID vì sự phát triển khu vực thuộc Cộng đồng An ninh chính trị và Văn hóa xã hội (PROSPECT) đã tiếp cận với ý định hỗ trợ việc triển khai Chương trình đào tạo tư pháp theo ưu tiên của Kế hoạch hoạt động 2020-2025, và thỏa thuận để Nhóm công tác về Đào tạo tư pháp nghiên cứu tính phù hợp của đề nghị với ưu tiên và đệ trình khuyến nghị lên CACJ để phê duyệt trước khi triển khai hoạt động hợp tác với ADB và PROSPECT.

Ghi nhận rằng nhóm Công tác về Tranh chấp xuyên quốc gia liên quan đến Trẻ em đã: Thông qua Bộ Qui tắc Đạo đức không ràng buộc cho hòa giải viên, bao gồm các giá trị được kỳ vọng và và các tiêu chuẩn tối thiểu khi hòa giải các tranh chấp xuyên biên giới liên quan đến trẻ em trong phạm vi ASEAN; Tiếp tục cải thiện qui trình chung giải quyết các tranh chấp xuyên biên giới liên quan đến trẻ em trong phạm vi ASEAN, và mẫu Hồ sơ Quốc gia nhằm tăng cường chia sẻ thông tin về luật pháp và hệ thống pháp lý của các quốc gia thành viên; và tạo ra tiến bộ đáng kể phát triển bộ giá trị, nguyện vọng và nguyên tắc chung cho các Hệ thống tòa án ASEAN đối với các tranh chấp xuyên biên giới liên quan đến trẻ em trong phạm vi ASEAN.

Thỏa thuận để Nhóm Công tác về Hội nghị ASEAN+ trao đổi với Hệ thống tòa án Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc về các lĩnh vực (a) kiến thức và kinh nghiệm pháp lý; (b) công nghệ tại tòa án và ứng dụng công nghệ trong hoạt động của tòa án; (c) hợp tác chuyên sâu về đào tạo pháp lý; (d) nâng cao năng lực cán bộ tòa án; và (e) chia sẻ lẫn nhau các thực tiễn tốt nhất và trao đổi thông tin pháp lý, cũng như xác định các phương thức hợp tác phù hợp hướng đến tổ chức Hội nghị SEAN+ bên lề Hội nghị CACJ vào năm 2022 với sự tham gia của đại diện hệ thống tòa án các nước trên.

Ghi nhận và đánh giá cao đề xuất thiết lập cơ chế đối thoại CACJ-ASEAN của Việt Nam đồng thờiđồng ýđể Nhóm Nghiên cứu về nội dung hoạt động của CACJ trong tương lai tiếp tục nghiên cứu đề xuất của Việt Nam và đệ trình báo cáo cuối cùng cùng các kiến nghị của Nhóm nghiên cứu về đề xuất trên tại Hội nghị tiếp theo.

hn-chanhanasean-7-10-21-4-.jpg
Chánh án 10 nước ASEAN chụp ảnh lưu niệm

Ghi nhận và đánh giá cao vai trò của Singapore trong việc đảm nhận vai trò Ban Thư ký thường trực CACJ giai đoạn 2017-2022 và thoả thuận để Singapore tiếp tục giữ vai trò an Thư ký thường trực CACJ giai đoạn 5 năm tiếp theo tính từ ngày 24/3/2022.

Thỏa thuận để Ban Thư ký CACJ đệ trình báo cáo tổng kết các hoạt động của CACJ giai đoạn 2020-2021 lên Ủy ban các Đại diện thường trực tại ASEAN thông qua Ban Thư ký ASEAN.

Ghi nhậnvà đánh giá cao Tòa án bang của Singapore và Tổ chức tòa án xuất sắc quốc tế tổ chức thành công hội thảo đào tạo giảng viên vào ngày 8-9/4/2021 cho các đại diện từ tất cả các Tòa án ASEAN.

Thỏa thuận ủy quyền cho Singapore tiếp tục làm việc chặt chẽ với Mạng lưới Nguồn lực ASEAN-IFCE để tìm hiểu và báo cáo lên Hội nghị CACJ 10 về cách thức đẩy mạnh việc tăng cường hiểu biết và năng lực về tòa án xuất sắc trong ASEAN.

Thỏa thuận ủy quyền cho Singapore tiếp tục nghiên cứu khả năng thiết lập cổng nguồn lực trong phần chỉ dành cho thành viên trên AJP hoặc đề xuất phương án khác để tạo điều kiện cho các thành viên Mạng lưới Nguồn lực ASEAN-IFCE tiếp cận dễ dàng các tài liệu hữu ích của IFCE.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội nghị Hội đồng Chánh án các nước ASEAN lần thứ 9 ra Tuyên bố Jakarta
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO